Đắk Lắk kiến nghị Trung ương có cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển cây Mắc ca (21/10/2020, 15:58)

Tại Hội thảo về phát triển cây Mắc ca mới đây, Sở NN&PTNT cho biết, Đắk Lắk hiện nay là ᴍột trong những tỉnh điển hình trồng mắc ca với khoảng 1.300 ha (1.100 ha trồng xen và 200 ha trồng thuần). Tiềm năng quy hoạch phát triển cây mắc ca đến năm 2030 đang được Bộ NN&PTNT phối hợp với địa phương tổng kết, đánh giá hiệu quả cây Mắc ca giai đoạn 2016-2020 để định hướng phát triển cho từng tỉnh cụ thể.

Ảnh minh họa

Do đó, tỉnh kiến nghị Bộ NN&PTNT xây dựng chính sách đặc thù Tây Nguyên để xây dựng hệ thống thông tin riêng cho chương trình phát triển cây mắc ca; sớm ban hành Nghị định về quản lý cây trồng lâm nghiệp trong đó chuẩn hóa các quy phạm, tài liệu kỹ thuật xây dựng nguồn giống; triển khai các dự án khảo nghiệm và đánh giá phân vùng sinh thái tối ưu để xác định hiệu quả kinh tế từng dòng, năng suất.

Tỉnh Đắk Lắk kiến nghị có cơ chế, chính sách đặc thù vùng Tây Nguyên, trong đó tạo điều kiện để các đối tượng tham gia doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân dễ tiếp cận nguồn vốn và bảo hiểm cho chương trình phát triển mắc ca trên cơ sở ưu đãi vay dài hạn phù hợp chu kỳ đầu tư, kinh doanh cây Mắc ca, ưu tiên cho các doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân áp dụng công nghệ cao.

Tạo cơ chế đặc thù thu hút nghiên cứu, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, chuyển giao nguồn giống chất lượng cao, các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm mắc ca. Quy hoạch khu vực để sản xuất quy mô tập trung để thúc đẩy, phát triển đồng bộ, gắn kết các hoạt động liên quan. Khoa học công nghệ, khảo nghiệm và đánh giá phân vùng sinh thái tối ưu để xác định hiệu quả kinh tế theo từng dòng năng suất, chất lượng sản phẩm…Xây dựng mô hình để nghiên cứu và đánh giá thích nghi, hiệu quả kinh tế của cây mắc ca trong chương trình phát triển rừng.

Cây mắc ca trồng khảo nghiệm tại Đắk Lắk từ năm 1996. Đến nay, bộ giống cây Mắc ca tỉnh có mặt tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên lưu trữ khoảng 30 giống, theo công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phát triển trồng 7 giống (A16, A38, QN1, 849, OC, 246, 816).

Hiện nay, tỉnh có 04 cơ sở sản xuất giống được Sở NN&PTNT công nhận cho các tổ chức gồm: Viện KHNLN Tây Nguyên; Hộ kinh doanh Anh Quân, Công ty TNHH Thịnh Sơn và HTX Nông nghiệp Mắc ca Tân Định. Năng lực cung ứng hom từ 04 nguồn giống trên khoảng 370.000 hom/năm.

Theo thống kê sơ bộ, diện tích cây mắc ca được thực hiện trên đất quy hoạch nông nghiệp khoảng 1.300 ha, việc phát triển cây mắc ca được nông hộ trồng xem trong vườn cà phê, tiêu ..thuộc địa bàn các huyện Ea H’Leo, Krông Búk, Ea Kar, Krông Năng, Krông Pắk, M’Đrắk, Lắk, Krông Bông, thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn Ma Thuột. Trong 5 năm qua, diện tích mắc ca tăng thêm 680 ha. Sản phẩm chế biến sâu còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Theo số liệu nghiên cứu tại huyện Krông Năng, năng suất trồng xen có mật độ 5 tấn/ha và trồng thuần cho trên 8 tấn/ha. Hạt mắc ca tại địa phương cho chất lượng tốt và giá thành khoảng 70.000 đồng/kg mắc ca tươi, đã giúp nhiều gia đình dần xóa đói, giảm ɴցʜèᴏ.

Đánh giá của Bộ NN&PTNT, Đắk Lắk là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây mắc ca, có khả năng hình thành vùng trồng mắc ca tập trung tương đối lớn, cung cấp nguyên liệu dồi dào cho xuất khẩu, là 1 trong 4 tỉnh vùng Tây Nguyên có tiềm năng phát triển cây mắc ca, được Bộ NN&PTNT quy hoạch vùng phát triển.

Về triển vọng phát triển sản phẩm mắc ca trong tương lai, Bộ NN&PTNT nêu rõ, cả sản lượng cυɴց và cầu thế giới đều tăng nhanh với tốc độ cυɴց tăng 9%/năm, cầu tăng 12%/năm. Đến các thời điểm năm 2025 và 2030, chênh lệch cung/cầu (cunց thiếu so với cầu) là tương ứng 33.600 và 74.000 tấn nhân/năm. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam phát triển vùng nguyên liệu mắc ca, có thể tham gia vào thị trường sản phẩm này trong giai đoạn 2021-2030 và các năm sau đó.

Bộ NN&PTNT xác định thời gian tới sẽ phát triển bền vững cây mắc ca vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và các vùng có điều ᴋᎥệɴ khí hậu, đất đai tương tự đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng cây mắc ca thông qua ɴghiên cứu, chọn tạo giống mới, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, hình thành vùng cây trồng tập trung đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm.

Một trong những giải pháp chính được vạch ra để phát triển mắc ca là xây dựng hệ thống cơ sở sơ chế, chế biến với quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sơ chế, chế biến sâu để tạo ra các sản phẩm sản phẩm mắc ca chất lượng cao như: thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm,… phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. “Bên cạnh đó, nghiên cứu, dự báo kịp ᴛʜời các thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca trong ɴướᴄ và quốc tế để định hướng phát triển; xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca của Việt Nam cũng là giải pháp quan trọng được tính đến”

Kim Bảo

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready