Đối thoại chính sách cấp cao: Chuyển đổi sang Hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp (30/11/2021, 15:24)

Sáng 30/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức Đối thoại chính sách cấp cao “Chuyển đổi sang Hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp”.

Các đại biểu tại điểm cầu chính (ảnh chụp màn hình)

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, bà Carolyn Turk, Trưởng đại diện WB tại Việt Nam chủ trì đối thoại tại điểm cầu chính. Dự Đối thoại tại điểm cầu UBND tỉnh Đắk Lắk có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị liên quan.

Các đại biểu tại điểm cầu UBND tỉnh Đắk Lắk

Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, thời gian qua, nền nông nghiệp của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như: an ninh lương thực được đảm bảo, nạn đói được xóa bỏ; là trụ cột của nền kinh tế, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo; có vị thế trên thị trường nông sản quốc tế … Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều mục tiêu chưa hoàn thành như vẫn hạn chế về thu nhập và năng suất lao động; hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên và trong chuỗi cung ứng chưa cao; giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp còn thấp; hạn chế trong khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tác động đến môi trường, an toàn sinh học …

Bà Carolyn Turk, Trưởng đại diện WB tại Việt Nam phát biểu tại Đối thoại (ảnh chụp màn hình)

Cũng theo các chuyên gia, tác động lớn đến môi trường của ngành nông nghiệp Việt Nam do nhiều nguyên nhân, bao gồm sử dụng vật tư đầu vào quá mức (nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh) và không hiệu quả; quản lý chất thải chưa tốt; khai thác quá mức dẫn đến suy thoái hệ sinh thái tự nhiên. Để đi sâu và đẩy nhanh chương trình về môi trường nông nghiệp, Việt Nam cần có một chiến lược và kế hoạch hành động chuyên sâu được xây dựng trên một số trụ cột, phát huy vai trò của khối kinh tế tư nhân…

Phát biểu tại Đối thoại, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tiếp tục là 'trụ đỡ' của nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Do đó, để đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững, việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp mới trở thành một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Tư duy phát triển cần chuyển từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp. Từ tư duy đặt năng suất và sản lượng lên hàng đầu sang đặt giá trị làm trung tâm thông qua tích hợp các hệ giá trị khác nhau vào sản phẩm. Từ tư duy tận dụng, khai thác sang bồi dưỡng và làm giàu tài nguyên phục vụ nhu cầu sản xuất bền vững.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Đối thoại (ảnh chụp màn hình)

Cũng theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đã được Việt Nam cam kết với quốc tế; thông qua các diễn giả, các chuyên gia trao đổi tại Đối thoại đã mang đến những lựa chọn cho ngành nông nghiệp Việt Nam, bước đầu đặt ra những định hướng cho phát triển nông nghiệp bền vững. Việc chuyển đổi, hành động là trách nhiệm đối với người nông dân, với nông nghiệp Việt Nam và với thế giới. Các cơ quan liên quan của Bộ Nông nghiệp cần bắt đầu xây dựng những định hướng, tham mưu cho Bộ các nội dung liên quan ngay từ bây giờ.

Tuấn Hải

Các tin khác

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready