Chuyển dịch xu hướng đầu tư vào khu đô thị đồng bộ tại Buôn Ma Thuột (24/06/2020, 15:02)

Toàn tỉnh Đắk Lắk đã thu hút được 55 dự án trong năm 2019, nổi bật trong đó có các khu đô thị đồng bộ, quy mô lớn tập trung tại TP. Buôn Ma Thuột. Đây được đánh giá là xu hướng đầu tư đang “hot” nhất vùng đất Tây Nguyên đầy tiềm năng hiện nay.

Capital House khởi công khu đô thị EcoCity Premia Buôn Ma Thuột (Ảnh minh họa)

Thực tế cho thấy, dưới sự tác động của hạ tầng hoàn thiện và các chính sách thu hút đầu tư, Buôn Ma Thuột đang từng ngày thay da đổi thịt, trở thành thị trường đầy tiềm năng, thu hút dòng tiền từ các nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, phát triển đô thị, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất sản phẩm nông nghiệp… Đắk Lắk nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng đang chứng kiến cuộc “đổ bộ” với quy mô lớn của các Tập đoàn bất động sản, điển hình như Capital House Group với dự án khu đô thị sinh thái EcoCity Premia, nhằm đón đầu xu thế phát triển nơi đây cũng như tốc độ đô thị hóa và nhu cầu về bất động sản cao cấp đang dần thịnh hành.

Phối cảnh Khu đô thị sinh thái EcoCity Premia tại Buôn Ma Thuột.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính – tiền tệ Quốc Gia, thị trường bất động sản Buôn Ma Thuột đang ở dạng tiềm năng, khan hiếm những dự án cao cấp, có sự đồng bộ về quy hoạch, tiện ích và dịch vụ. Bên cạnh đó, những khu đô thị xanh với công viên lõi cảnh quan, nơi cư dân được sống, trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên chính là xu hướng của hiện tại và tương lai. Chính điều này là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư săn đón tìm kiếm cơ hội sở hữu và sinh lời ngay từ khi mới ra mắt, trong đó dự án khu đô thị cao cấp EcoCity Premia là một ví dụ điển hình.

Bên cạnh các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, TP Buôn Ma Thuột được Trung ương và tỉnh Đắk Lắk ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại với hệ thống đường bộ, đường sắt và hàng không. Trong đó, tuyến đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang đang gấp rút lựa chọn phương án triển khai; đồng thời đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình dự án động lực trọng tâm như tuyến đường vành đai phía Đông, phía Tây 2, nâng cấp mở rộng QL29, xây dựng cao tốc Buôn Ma Thuột – Liên Khương (Lâm Đồng); phát triển Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế…

Các công trình này khi đi vào hoạt động sẽ là cơ sở để tăng cường liên kết vùng, thu hút đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động giao thương hàng hóa, du lịch và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tạo nên một diện mạo đô thị hoàn toàn mới cho thành phố Buôn Ma Thuột.

Thực hiện mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, tỉnh Đắk Lắk nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng đang “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” với hàng loạt các chính sách tích cực và hiệu quả. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh để hỗ trợ các doanh nghiệp, triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thực hiện tốt cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” tại các sở, ban ngành; tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án được quyết định chủ trương đầu tư; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án thông qua nhiều hình thức khác nhau…

Cùng với các chương trình xúc tiến, các nỗ lực trên không chỉ tạo được ấn tượng mạnh với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mà còn khẳng định quan điểm và tầm nhìn phát triển bền vững của địa phương thông qua các chính sách cởi mở, môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, hứa hẹn mang lại triển vọng khả quan.

Kim Bảo

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready