Cử tri Đắk Lắk quan tâm đến nhiều vấn đề liên quan đến phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (16/06/2020, 13:29)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Đây là nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều cử tri Đắk Lắk - địa phương có 49 đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống và còn nhiều vùng đặc biệt khó khăn.

Cử tri Đắk Lắk theo dõi Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV

Theo cử tri Đắk Lắk, phiên thảo luận diễn ra trong không khí cởi mở, dân chủ, có tính trách nhiệm và tính thống nhất cao. Các đại biểu đã mạnh dạn thể hiện chính kiến về tình hình thực tế của địa phương, qua đó bổ sung, hoàn thiện để chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 được phê duyệt sẽ mang tính khách quan và hiệu quả đối với người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.

Cử tri Điểu Mưu, Phó Vụ trưởng Vụ địa phương II, Ủy ban dân tộc của Chính phủ nêu ý kiến :Đây là một chương trình tổng thể, đặc thù, là một cử tri, tôi kỳ vọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người nghèo sẽ được hưởng thụ chính sách này, về kinh tế xã hội chung, mong muốn chương trình có hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống cho người dân”.

Cử tri Hà Huy Quang, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk cho rằn, trăn trở hiện nay của Ban Dân tộc tỉnh là vấn đề giải quyết được đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bên cạnh đó tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống mặc dù đã được tuyên truyền, vận động song vẫn còn xảy ra nhiều. Ngoài ra, các chính sách chưa đủ để khuyến khích giáo viên xung phong về công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa”.

Cử tri Y Si Thắt Ksor, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh: “Với đồng bào, chúng ta giảm bớt vấn đề cho con cá mà phải cho cần câu để mang tính bền vững và lâu dài, từ vấn đề đó, họ sẽ thúc đẩy, động lực cho con cái đến trường đến lớp, đây là vấn đề tốt nhất cho bà con dân tộc thiểu số. Cán bộ phải có trách nhiệm, trăn trở với công việc, nhất là cán bộ thôn, buôn, chúng ta tăng cường vấn đề tập huấn, hướng dẫn cho bà con hiểu, biết, tự bản thân có ý thức, trách nhiệm với việc làm”

Cử tri Đắk Lắk cũng đề xuất, Quốc hội kỳ này quan tâm, có chính sách tuyển dụng cán bộ người dân tộc thiểu số hiện nay đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm.

Ngoài ra, Quốc hội nên xem xét, đưa chính sách về giao đất, giao rừng đối với vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Tình trạng dân tự khai hoang sẽ dẫn đến mất rừng, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng vùng biên giới, vậy nên phải có chính sách khách quan, hiệu quả hơn so với những chính sách trước đây, gắn chính sách với giải quyết đất sản xuất cho người dân, như vậy mới giữ được  rừng.

Kim Bảo

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready