Cần sửa đổi cơ chế một cửa tại cấp huyện (19/01/2017, 15:24)

Theo quy định tại khoản 1 của các Điều 1, Điều 2 và Điều 5 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ thì “Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước” và “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là đầu mối tập trung hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để chuyển đến các cơ quan chuyên môn hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức”; đồng thời “Cơ chế một cửa được thực hiện trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quy định tại Điều 4 của Quy chế này”.

Như vậy có nghĩa là, tất cả thủ tục hành chính (TTHC) đều phải được thực hiện thông qua Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính, chứ không được thực hiện tại cơ quan chuyên môn trực tiếp xử lý TTHC. Thực vậy, hiện nay rất nhiều địa phương cũng đã ban hành các Quy chế thực hiện cơ chế một cửa theo đúng các quy định nêu trên; các cơ quan chức năng khi kiểm tra, giám sát cũng căn cứ vào các quy định này để yêu cầu cơ quan hành chính thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận và trả kết quả TTHC thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 

Theo quan sát, chúng tôi nhận thấy tại các sở, đơn vị cấp tỉnh và tại UBND cấp xã việc thực hiện TTHC thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đang được triển khai nghiêm túc, đạt được nhiều kết quả nhất định và được công dân, tổ chức đồng tình ủng hộ, vì TTHC được tiếp nhận và luân chuyển trong phạm vi khuôn viên của các cơ quan, đơn vị này.

Tuy nhiên, đối với cấp huyện, việc thực hiện TTHC thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện có những đặc thù và khó khăn nhất định; và trên thực tế không phải TTHC nào cũng được thực hiện thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Vì vậy, nếu cứ “cứng nhắc” thực hiện theo các quy định nêu trên và bắt buộc tất cả TTHC thuộc thẩm quyền thực hiện của UBND cấp huyện phải được thực hiện thông qua Bộ phận và tiếp nhận và trả kết quả sẽ không khả thi và không đạt hiệu quả cao, bởi lẽ:

Thứ nhất, nhiều phòng chuyên môn không nằm chung trong khuôn viên của UBND huyện. Do đó, nếu tiếp nhận ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện, thì cán bộ “một cửa” phải thực hiện luân chuyển cho các phòng chuyên môn ở ngoài khuôn viên UBND huyện để xử lý. Thời gian luân chuyên hồ sơ qua lại giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và phòng chuyên môn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giải quyết hồ sơ TTHC của công dân, tổ chức. Trên thực tế, một số cơ quan chuyên môn có khoảng cách xa với UBND huyện đã trực tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhằm tạo thuận lợi hơn cho công dân, nhưng việc linh động này đồng nghĩa với việc vi phạm Quy chế tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Thứ hai, tổng số TTHC được thực hiện tại cấp huyện hiện nay là khá lớn, bao gồm hơn 190 TTHC trong 13 lĩnh vực. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có một số TTHC trong một số lĩnh vực có tần suất giao dịch nhiều với công dân, tổ chức được thực hiện qua Bộ phận “Một cửa”, chẳng hạn như: các thủ tục liên quan đến thay đổi, cải chính hộ tịch, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, chứng thực (thuộc lĩnh vực Tư pháp); các thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động quyền sử dụng đất (thuộc lĩnh vực Tài nguyên và môi trường); thủ tục cấp giấy phép xây dựng (thuộc lĩnh vực xây dựng); thủ tục đăng ký hộ kinh doanh (thuộc lĩnh vực Tài chính - Kế hoạch). 

Thứ ba, tình hình thực hiện TTHC của các địa bàn huyện là không giống nhau, có nghĩa là một TTHC nào đó có thể có tần suất thực hiện nhiều tại địa bàn này, nhưng lại ít được thực hiện tại địa bàn khác; ngoài ra, các yếu tố con người, cơ sở vật chất của mỗi địa phương cũng rất khác nhau, thế nên nếu cứ áp dụng “một mẫu số chung” cho tất cả huyện phải thực hiện toàn bộ TTHC thông qua cơ chế một cửa của huyện là không khả thi và không hiệu quả.

Thứ tư, nhiều TTHC hiện nay được pháp luật cho phép trực tiếp tiếp nhận hồ sơ TTHC tại cơ quan chuyên môn, cụ thể như: tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp có quy định “Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trực tiếp tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh”, hoặc nhiều TTHC có thể được thực hiện và trả ngay kết quả cho công dân, tổ chức (như thủ tục chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký) thì có nhất thiết cứ phải “đưa vào Bộ phận một cửa” không? 

Chúng tôi cho rằng không nhất thiết phải như thế, vì suy cho cùng thì yêu cầu quan trọng nhất trong thực hiện TTHC là phải đảm bảo công khai, minh bạch và hướng tới phục vụ tối đa lợi ích cho công dân, chứ không phải là TTHC đó được thực hiện thông qua Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hay trực tiếp tại cơ quan chuyên môn. Tất nhiên, chúng tôi không phủ nhận những mặt tích cực đã đạt được khi thực hiện TTHC thông qua Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của huyện. Như đã phân tích trên đây, thì không phải TTHC nào thực hiện qua Bộ phận này cũng đạt hiệu quả cao và trên thực tế yêu cầu toàn bộ TTHC thực hiện thông qua Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của huyện là không khả thi

Theo quan điểm của chúng tôi, nếu TTHC nào đó không đủ điều kiện thuận lợi để thực hiện thông qua Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của huyện, thì cần được khuyến khích, tạo điều kiện để thực hiện tại cơ quan chuyên môn. Vấn đề đặt ra là các  cơ quan chuyên môn phải tổ chức thực hiện sao cho vẫn đảm bảo tính công khai, minh bạch và thuận lợi nhất cho công dân, tổ chức. 

Để cơ chế một cửa tại cấp huyện phát huy hiệu quả cao, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần sửa đổi lại cơ chế thực hiện một cửa tại cấp huyện theo hướng: cho phép UBND cấp huyện chủ động xác định và lựa chọn những TTHC nào có tần suất thực hiện nhiều, liên quan mật thiết đến đời sống của công dân, tổ chức và thuận tiện trong việc thực hiện để ưu tiên thực hiện thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện, còn TTHC nào có tần suất thực hiện ít hơn hoặc nếu thực hiện tại cơ quan chuyên môn sẽ thuận tiện hơn cho công dân thì có thể được thực hiện trực tiếp tại cơ quan này cho phù hợp và đảm bảo tính khả thi. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra là, UBND huyện phải đăng ký với cơ quan quản lý cấp trên (có thể là cơ quan kiểm soát TTHC hoặc Sở Nội vụ) về Danh mục TTHC được thực hiện tại Bộ phận bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của huyện để công khai và làm cơ sở kiểm tra, giám sát việc thực hiện. UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm nếu các TTHC được lựa chọn, đăng ký nhưng không được thực hiện nghiêm túc tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của huyện. Các TTHC còn lại được thực hiện trực tiếp tại cơ quan chuyên môn nhưng phải đảm bảo quy trình tiếp nhận công khai, minh bạch và đảm bảo tối đa quyền lợi của công dân, tổ chức theo quy định.

                    Hoàng Trọng Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính

Ứng dụng CNTT vào CCHC Ứng dụng CNTT vào CCHC

Ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính

 

Ngày hội Đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk năm 2023

Khai mạc Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin Khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2023

 

 

Phiên họp thứ năm Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ

 

Triển khai công tác chuyển đổi số 6 tháng cuối năm 2023

 

Đổi mới, sáng tạo trong thực hiện cải cách hành chính năm 2023

 

Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ người nộp thuế

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

 

Phiên họp thứ ba của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số

 

Đắk Lắk thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong năm 2022

 

Công bố Hệ thống hoá đơn điện tử toàn quốc

Triển khai công tác cải cách hành chính năm 2022

Huyện Krông Pắc tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2021

 

Tiểu phẩm Chì và Chài

 

Tiểu phẩm Chuyện Ama Lâm muốn làm Giám đốc

 

Tiểu phẩm Một lần đến cơ quan thuế

 

 

Tiểu phẩm Từ sự tắc trách

 

Tiểu phẩm Cùng chung tay

 

 

Tiểu phẩm Niềm vui cải cách hành chính

 

 

Tiểu phẩm Công chức thời @

 

 

Tiểu phẩm Đạo đức công vụ vì nền hành chính văn minh

 

Tiểu phẩm Công tác ISO trong cải cách hành chính công thời công nghệ 4.0

Tiểu phẩm Cải cách hành chính thời kỳ COVID-19

 

Tiểu phẩm Đến Lịch sự - Văn Minh, Đón ân cần – Chuẩn mực

 

Tiểu phẩm Hết đường chối cãi

 

 

Tiểu phẩm Bây giờ thì tôi đã hiểu

 

 

Tiểu phẩm Cán bộ phải là công bộc của dân

 

 

Tiểu phẩm “Thước đo cải cách hành chính”

 

Tiểu phẩm “Chung tay”

 

Tiểu phẩm ​“ Nhanh gọn- Hiệu quả - Vừa lòng dân”

 

Tiểu phẩm “ Nhanh và gọn”

 

Tiểu phẩm “Voi đi làm thủ tục hành chính”

 

 Tiểu phẩm “Tuyên truyền hiện đại hóa hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tiếp nhận và trả kết quả TTHC”

 

 

Tiểu phẩm ​“Mô hình ba hơn”

 

 

Tiểu phẩm “Chuyện nhà A Mí Ni”

​Tiểu phẩm “Ưng cái bụng rồi”

 

 

Xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc

 

Huyện Krông Năng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

 

Phỏng vấn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cải cách hành chính để phục vụ người dân và doanh nghiệp

 

 

Huyện M’Drắk: Kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2021

 

 

Hội thảo chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Đắk Lắk

 

 

 

Ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giữa huyện Krông Năng và VNPT Đắk Lắk, giai đoạn 2021-2025

Phỏng vấn: Hoạt động đấu giá tài sản trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

 

 

Huyện Lắk: Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thu hút đầu tư

 

Chỉ số PAPI – Thước đo hiệu quả công tác quản lý, điều hành 

 

Ứng dụng công nghệ số trong thời kỳ đẩy mạnh cuộc cách mạng lần thứ tư
Thành phố Buôn Ma Thuột tập trung xây dựng nền hành chính hiện đại vì nhân dân phục vụ 
Huyện Buôn Đôn tập trung khắc phục tồn tại hạn chế trong cải cách hành chính

 

Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Lắk hướng tới mục tiêu “5 tại chỗ” 

 

 

 

 
Tỉnh Đắk Lắk tiến tới sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử liên thông
Hội thi Ứng dụng CNTT năm 2016
Triển khai xây dựng mô hình điểm về Chính quyền điện tử tại TP.Buôn Ma Thuột
 
Triển khai công tác chuyển đổi số 6 tháng cuối năm 2023

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready