Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh tiền ảo với tư cách là tiền tệ, phương tiện thanh toán.
Cụ thể, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt; đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đã phối hợp bổ sung chế tài xử lý hình sự đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp vào Bộ luật Hình sự.
Theo đó, Khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12-11-2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về phương tiện thanh toán như sau:
“Khoản 6: Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của NHNN;
Khoản 7: Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này”.
Cùng với đó, Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12-11-2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về hành vi bị cấm bao gồm: “Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp”.
Như vậy, theo các quy định của pháp luật đã dẫn, bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán bị cấm tại Việt Nam.
Về chế tài xử lý vi phạm, theo quy định tại Khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 - 200 triệu đồng.
Đồng thời, từ ngày 1-1-2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Theo chinhphu.vn
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm và làm việc tại Trung tâm Giám sát, Điều hành Đô thị Thông minh tỉnh Đắk Lắk (16/07/2025, 07:25)
- Công bố địa chỉ tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (15/07/2025, 16:33)
- Đắk Lắk phát động 100 ngày cao điểm phong trào “Bình dân học vụ số” (15/07/2025, 14:49)
- Tỷ lệ xóa nhà tạm, nhà dột nát toàn tỉnh Đắk Lắk đạt hơn 89% (15/07/2025, 13:38)
- Đắk Lắk đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ hiệu quả người dân và doanh nghiệp (15/07/2025, 10:38)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 3 tháng 7/2025) (15/07/2025, 08:55)
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ 2 (14/07/2025, 22:38)
- Tham mưu triển khai thực hiện Công văn số 2984/BCA-C06 ngày 06/7/2025 của Bộ Công an (14/07/2025, 15:56)
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 (14/07/2025, 15:34)
- Phó Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Hữu Huy: Tích cực triển khai 4 nền tảng số, dùng AI để hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục hành chính (14/07/2025, 14:47)
- Hơn 800 vận động viên tranh tài tại Giải vô địch các câu lạc bộ Karate quốc gia năm 2025 (13/07/2025, 12:27)