Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khu vực Tây Nguyên với 5 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 2,4 triệu ha, gần tương đương với diện tích đất nông nghiệp của cả vùng ĐBSCL, chủ yếu là đất bazan màu mỡ. Về khí hậu, với độ cao từ 600 - 1.500m so với mực nước biển. Biên độ nhiệt lớn giữa ngày và đêm được xem là lý tưởng để phát triển cây ăn quả.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường (thứ 2 từ phải sang) và Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường (bìa phải) tham quan mô hình cà phê trồng xen cây ăn quả tại huyện Cư M'gar. Ảnh: H.Gia
Ở đồng bằng, cây chanh leo chỉ cho năng suất 10 tấn/ha, trong khi ở Tây Nguyên, cây chanh leo có thể cho năng suất lên tới 40 tấn/ha với chất lượng cao hơn. Đó là một trong những lý do khiến 5 năm trở lại đây, nhiều địa phương ở Tây Nguyên đang phát triển mạnh cây ăn quả, nhất là trong bối cảnh hàng loạt cây công nghiệp như: cao su, hồ tiêu, mía, sắn... liên tục xuống giá.
Tính đến đầu năm nay, diện tích cây ăn quả của Tây Nguyên khoảng 74.000 ha. Sầu riêng và bơ là những cây trồng chủ lực do hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, diện tích sầu riêng là khoảng 22,7 nghìn ha, chiếm hơn 1/3 diện tích sầu riêng cả nước. Cây bơ đạt 15,5 nghìn ha, chiếm hơn 3/4 diện tích cả nước.
Chanh leo cũng đang trở thành cây chủ lực ở Tây Nguyên khi diện tích tăng rất nhanh với khoảng 7.500 ha, chiếm 30% diện tích chanh leo cả nước.
Việc mở rộng diện tích các loại cây ăn quả đang diễn ra khá nóng và hầu hết đều vượt quy hoạch của các địa phương. Trong khi đó, đầu ra cho cây ăn quả vẫn đang là bài toán khó, khi nông dân vẫn chủ yếu bán quả tươi cho thương lái. Các nhà máy chế biến rau quả quy mô công nghiệp ở khu vực này chỉ đếm trên đầu ngón tay và tập trung chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng.
Theo quy hoạch, diện tích bơ của tỉnh Đắk Nông năm 2020 là khoảng 1.200 ha, nhưng hiện nay đã tăng gấp 2,5 lần. Tại tỉnh Đắk Lắk, sầu riêng và bơ đều vượt quy hoạch hơn 1.000 ha mỗi loại. Chỉ riêng chanh leo trong 4 năm qua, diện tích đã tăng 7 lần. Không thể phủ nhận những lợi thế về đất đai, khí hậu Tây Nguyên đang có khi chuyển từ cây công nghiệp sang cây ăn quả, tuy nhiên, tại nhiều địa phương định hướng này đang vấp phải những khó khăn.
Đề án phát triển cây ăn quả cho vùng Tây Nguyên đang được xây dựng với trọng tâm là phát triển giống, quy trình canh tác chuẩn quốc tế và kêu gọi DN làm đầu tàu dẫn dắt. Tuy nhiên, để cây ăn quả tạo được bước đột phá, logistics nông sản hay thủy lợi cho cây ăn quả ở Tây Nguyên cần được tính toán. Bởi nếu được đầu tư bài bản, nhiều DN khẳng định, chỉ một tỉnh ở Tây Nguyên cũng có thể cung cấp nguồn nguyên liệu rau quả tương đương với cả vùng ĐBSCL.
Kim Bảo
- Đẩy mạnh triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (25/04/2025, 11:11)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 3 tháng 4/2025) (25/04/2025, 11:00)
- Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống dịch Sởi trên địa bàn toàn tỉnh năm 2025, đợt 3 (25/04/2025, 10:33)
- Có 96,76% cử tri đồng thuận chủ trương hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên (25/04/2025, 06:31)
- Tổ chức, hoạt động và trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành (24/04/2025, 11:03)
- Đắk Lắk triển khai thực hiện Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ (23/04/2025, 14:07)
- Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước và ngày Quốc tế Lao động (01/5) (23/04/2025, 10:13)
- Kế hoạch tổ chức xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk, lần thứ IV, giai đoạn 2020 - 2025 (22/04/2025, 10:29)
- Triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV (22/04/2025, 10:11)
- Triển khai tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã của tỉnh Đắk Lắk (22/04/2025, 10:06)
- Đắk Lắk tăng cường triển khai các hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết (21/04/2025, 10:19)