Phê duyệt Đề án tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017

Ngày 20/9/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2754/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017.

Để tiếng cồng chiêng vang xa

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh là "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" 10 năm nay. Để tiếng cồng, tiếng chiêng của đồng bào Tây Nguyên tiếp tục được vang xa, chúng ta vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn như: Thiếu kinh phí để tổ chức truyền dạy; một số người trẻ chưa hiểu hết giá trị văn hóa, không gian cồng chiêng nên không mấy mặn mà.

“Kin lẩu khẩu mẩu” Lễ hội độc đáo của người Thái

Đến hẹn lại lên, vào tháng 9 âm lịch hàng năm, khi những cách đồng lúa của bà con dân tộc Thái chín vàng óng ả khắp các bản làng, cũng là lúc bà con buôn Thái , xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar) nô nức tổ chức Lễ hội “Kin lẩu khẩu mẩu” (Lễ hội Mừng lúa mới). Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân tộc Thái, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, buôn làng ấm no vui vẻ, vạn vật sinh sôi phát triển. Lễ hội cũng là nơi giao lưu tình cảm của các dân tộc trên địa bàn.

Lễ cúng sức khỏe cho voi của đồng bào Tây Nguyên

Từ xa xưa, con voi đã trở thành hình ảnh đặc trưng, là biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên. Với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, con voi là đầu cơ nghiệp, là người bạn thân thiết mà Giàng đã ban cho họ.

Lễ mừng lúa mới
Lễ mừng lúa mới (18/11/2015, 17:14)

Người M’nông thường chuẩn bị Tết ngay từ đầu tra hạt rồi chờ lúa chín. Tết được tổ chức ngay tại rẫy, mâm cơm được bày ra để cúng thần linh, sau đó mỗi người ra tuốt một nắm lúa bỏ vào bồ gọi là “rước lúa về nhà”.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Đây là lễ hội lớn nhất ở Tây Nguyên nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và dân tộc của những quốc gia trồng cà phê tiêu biểu trên thế giới như Brazil, Việt Nam, Indonesia, Ethiopia… tôn vinh những người nông dân làm ra những hạt cà phê nhỏ bé nhưng đóng góp một giá rất lớn cho cuộc sống.

Lễ hội đua Voi
Lễ hội đua Voi (18/11/2015, 17:01)

Lễ hội đua Voi là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên được tổ chức 2 năm một lần vào tháng 3 Dương lịch tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, là tháng của những con ong rừng đi lấy mật và cũng là thời điểm bắt đầu phát rẫy trồng nương.

Lễ cúng bến nước
Lễ cúng bến nước (18/11/2015, 16:49)

Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào người Êđê là Lễ cúng bến nước được tổ chức hàng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê.

Lễ bỏ mả
Lễ bỏ mả (18/11/2015, 16:44)

Lễ bỏ mả là văn hóa tiêu biểu đặc trưng của người dân Tây Nguyên, thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 Dương lịch. Dưới góc độ tôn giáo tín ngưỡng, Lễ bỏ mả là nghi thức tang ma, tưởng niệm những người thân đã khuất. Lễ bỏ mả là hoạt động văn hóa mang tính truyền thống đã được ghi lại trong những trường ca cổ của người Jarai, Êđê…

Lễ hội Cồng Chiêng
Lễ hội Cồng Chiêng (18/11/2015, 16:24)

“Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên” trải rộng khắp 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này là các dân tộc anh em như: Êđê, M’nông, Jarai, Bana, Kơ Ho, Xê Đăng…

Bình chọn
Khu vực bạn ở như thế nào?
Quảng Cáo
   

​​​     

 

https://hoadondientuvt.vn/, sim số đẹp, thegioisimdep.vn/, sim số đẹp, smstrieuniemvui.vn, vegafone.vn, htcwildfire.com.vn, minhhienapple.vn, bluegrassbaptist.com, https://vnptgroup.vn/dang-ky-gia-han-chu-ky-so-vnpt/, tinvienthong.net, dịch vụ chữ ký số, https://vnpthcm.vn/goi-cuoc-wifi-vnpt-hcm/, vnpthanoi.vn, https://vnpthcm.vn, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, định vị xe máy, https://shipthuocnhanh.vn/, https://kitudacbiet.co/, Gia hạn chữ ký số, simviettel.org, simmobifone.org, timsimdep.vn, khosodep.vn, https://dangky4gviettel.com.vn/, https://viettelnet.vn/chu-ky-so-viettel-ca/, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, Chữ ký số VNPT, vnptgroup.vn, vnpthcm.vn, Lắp mạng vnpt, vnpthanoi.vn, định vị xe máy, định vị xe ô tô, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://vtvdanang.vn/, https://hutbephot686.com/, https://technetvietnam.net/, https://thongcongnghetcucre.com/, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/goi-cuoc-internet-vnpt/, https://vnpthcm.vn/khuyen-mai-dang-ky-internet-vnpt-tphcm/, https://sgate.vn/, https://viettel-hanoi.vn/, https://chukysoviettel-ca.com/, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, Đăng Ký 4G Viettel, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://viettelnet.vn/dinh-vi-xe-may/, định vị ô tô, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/dang-ky-4g-vina-goi-cuoc-4g-vinaphone-gia-re/, https://viettelnet.vn/dich-vu-cloud-server-viettel/, Lap mang FPT, Viettel Đắk Lắk

 

chứng chỉ bất động sản, chứng nhận iso 22000

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready