Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung triển khai công tác thiết lập mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói khoai lang xuất khẩu, cơ sở đóng gói khoai lang xuất khẩu.
Cơ sở đóng gói khoai lang của Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hương Cao Nguyên. -Ảnh minh họa
Đắk Lắk có diện tích trồng khoai lang tương đối lớn, biến động từ 7.000 – 10.000 ha/năm, năng suất khoảng từ 25 – 30 tấn/ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Lắk, Krông Ana, Krông Búk...
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật-Sở NN&PTNT cho biết, ngay sau khi Bộ NN-PTNT thông báo khoai lang được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, Chi cục đã vận động người dân thành lập các HTX, tổ hợp tác để xây dựng vùng nguyên liệu lớn đủ điều kiện cấp mã vùng trồng. Về thiết lập vùng trồng, hiện có 05 vùng trồng được thiết lập, với tổng diện tích 418,1 ha. Về cơ sở đóng gói, 02 cơ sở đóng gói khoai lang (trong đó 01 cơ sở đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc kiểm tra trực tuyến hiện đang chờ kết quả phê duyệt; 01 cơ sở đã thiết lập hồ sơ và báo cáo Cục BVTV chờ phía Trung Quốc kiểm tra).
Hiện nay Chi cục đã thiết lập xong hồ sơ, đề xuất cấp mã vùng trồng cho 500 ha để kiểm tra trong thời gian tới. Đồng thời, đã có hai doanh nghiệp (Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Vạn Hòa; Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hương Cao Nguyên) đã chuẩn bị xong hồ sơ để cấp mã cơ sở đóng gói. Hiện nay công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, chỉ còn chờ phía Hải quan Trung Quốc đánh giá và cấp mã để chuẩn bị cho công tác xuất khẩu khoai lang theo đường chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã xây dựng kế hoạch để triển khai các lớp tập huấn vào quý II/2023 để hướng dẫn các hộ dân tại vùng trồng, các cơ sở thu mua, đóng gói khoai đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định thư.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật -Sở NN-PTNT nhận định, việc khoai lang được xuất khẩu chính ngạch sẽ mở lối thoát cho khoai lang hiện nay vì đầu ra cho sản phẩm này sẽ ổn định, giúp định hình các vùng sản xuất trọng yếu, đưa nông dân đến tiếp cận với sản xuất tập trung quy mô lớn, có lợi nhuận tốt hơn.
Tuy nhiên, sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch sẽ phải truy xuất được nguồn gốc, từ quản lý giám sát vùng trồng với các sản phẩm đầu vào, đầu ra; quản lý cơ sở đóng gói, biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật cho đến kiểm dịch tại cửa khẩu nhập.
Do đó, để khoai lang "rộng đường" sang thị trường Trung Quốc, thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp và nông dân là phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của nước bạn đặt ra.
Kim Bảo
- Tổng kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.Buôn Ma Thuột – Pleiku – Kon Tum – Gia Nghĩa – Tuy Hòa (24/04/2025, 17:30)
- Bồi dưỡng “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong tác nghiệp báo chí” (24/04/2025, 10:30)
- Hội nghị tập huấn “Quản lý và Phát triển Nhãn hiệu chứng nhận Sầu riêng Krông Búk” (24/04/2025, 09:49)
- Dự án của học sinh Đắk Lắk đoạt giải Ba Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” (23/04/2025, 16:41)
- Khánh thành Nhà Đại Đoàn kết tặng hộ nghèo tại xã biên giới Ia Rvê (23/04/2025, 08:47)
- Huyện Krông Năng sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới (23/04/2025, 08:44)
- HĐND TP. Buôn Ma Thuột thông qua các nghị quyết quan trọng (23/04/2025, 08:39)
- Toạ đàm cấp tỉnh về thực trạng chính sách dân số liên quan đến phụ nữ và gợi ý giải pháp (22/04/2025, 14:00)
- Đắk Lắk quảng bá văn hóa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (20/04/2025, 15:00)
- Khởi động Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2025 (20/04/2025, 14:00)
- Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất ca cao ở vùng Tây Nguyên (18/04/2025, 14:30)