Với mong muốn định vị Đắk Lắk trở thành điểm đến của cà phê thế giới, người sản xuất cà phê đang tập trung nâng cao giá trị thông qua việc phát triển cà phê đặc sản.
Nâng tầm chất lượng cà phê
Là cây trồng chủ lực của tỉnh với hơn 204.800 ha, cà phê Đắk Lắk đóng góp bình quân mỗi năm hơn 450.000 tấn, nâng tổng sản lượng cà phê Việt Nam lên 1,5 triệu tấn. Bản thân cà phê liên đới với nhiều ngành hàng từ nông nghiệp tới công nghiệp, chế biến, thương mại nên sự phát triển của ngành cà phê đã thúc đẩy những ngành nghề khác phát triển, tạo sức hút lớn đối với các nhà đầu tư, kinh doanh trong và ngoài nước.
Các chuyên gia quốc tế thử nếm cà phê tại Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2019.
Phát biểu tại Hội thảo Cà phê đặc sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh vạch định: “Bộ NN-PTNT sẽ chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, các địa phương xây dựng chương trình phát triển cà phê đặc sản với những nội dung, lộ trình cụ thể để sớm có một sản phẩm đúng tầm vóc của cà phê Việt Nam”. |
Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, cà phê đặc sản có tác dụng dẫn dắt, nâng cao chất lượng ngành cà phê. Hiện tại, các quốc gia dẫn đầu về ngành hàng cà phê đều khai thác phân khúc thị trường cao cấp này và đang đẩy mạnh truyền thông, quảng bá thương hiệu (Brazil, Indonesia, Hiệp hội Cà phê đặc sản Châu Phi). Việc phát triển cà phê đặc sản sẽ giúp ngành cà phê khai thác phân khúc thị trường mới, góp phần khẳng định thương hiệu và nâng cao chất lượng Cà phê Buôn Ma Thuột.
Phải có chiến lược tốt
Nhằm tận dụng cơ hội và khai thác có hiệu quả cà phê đặc sản, trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, UBND tỉnh đã phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Hội thảo phát triển cà phê đặc sản Việt Nam. Tại Hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cho rằng, để nâng cao giá trị cà phê, Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng bền vững hơn là gia tăng sản lượng. Xa hơn nữa là hướng tới phát triển thị trường cà phê đặc sản. Ông Manuel Diaz, chuyên gia tư vấn về cà phê đến từ Mexico phân tích, giải pháp căn bản hiện nay của ngành cà phê là cải thiện năng suất và chất lượng dựa trên các nguyên tắc bền vững; phát triển số liệu thống kê ngành hàng, tài nguyên công nghệ thông tin, công cụ quản lý rủi ro... Đồng thời, tăng cường sản xuất những sản phẩm mới, chuyển hướng tiếp cận sang các thị trường mới nổi, cũng như tăng tiêu thụ trong nước, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và hoạt động phi nông nghiệp ở vùng sản xuất cà phê…
Sản xuất cà phê đặc sản tại một doanh nghiệp trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.
Theo Đắk Lắk oline
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 1 tháng 7/2025) (03/07/2025, 10:23)
- Triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” năm 2025 (03/07/2025, 09:24)
- Kế hoạch tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk (02/07/2025, 10:25)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 4 tháng 6/2025) (27/06/2025, 11:06)
- Triển khai thực hiện Công văn số 5685/VPCP-NC ngày 23/6/2025 của Văn phòng Chính phủ (25/06/2025, 16:51)
- Triển khai học tập pháp luật giao thông trên Nền tảng “Bình dân học vụ số” (25/06/2025, 16:39)
- Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 diễn ra tại tỉnh Đắk Lắk (25/06/2025, 16:20)
- Chủ động thực hiện Phương án kết thúc hoạt động của các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo thẩm quyền (25/06/2025, 08:46)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 3 tháng 6/2025) (20/06/2025, 11:10)
- Thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã (19/06/2025, 16:33)
- Vận hành thử nghiệm Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã (18/06/2025, 15:16)