Nhiều chính sách hỗ trợ cho chương trình tái canh cà phê. (18/10/2016, 21:44)

Trong thời gian qua, chương trình tái canh cà phê đã được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện và ngày càng nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của nhiều hộ dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do thiếu vốn, do hình thức tổ chức sản xuất nhỏ lẻ với hơn 85% diện tích là do người dân trực tiếp quản lý, sản xuất nên việc rà soát, thống kê, đánh giá chất lượng vườn cây cà phê chưa đầy đủ, kịp thời dẫn đến tiến độ tái canh vẫn còn chậm so với yêu cầu, kế hoạch.

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tái canh cà phê giai đoạn 2016 – 2020

Sau khi có chủ trương của Chính phủ về chương trình tái canh cà phê, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định để triển khai. Ngày 25/12/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2729/QĐ-UBND phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Theo Quyết định này, đến năm 2020 diện tích cà phê ổn định trên địa bàn tỉnh giữ ở mức 170.000 ha, những diện tích già cỗi, năng suất thấp không nằm trong vùng quy hoạch thì chuyển sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, những diện tích già cỗi, năng suất thấp thì tiến hành tái canh. Ngày 06/01/2014 UBND tỉnh có Quyết định số 54/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch tái canh cà phê giai đoạn 2013 – 2020. Tuy nhiên, qua thời gian, do sự biến động của diện tích cà phê già cỗi, kém hiệu quả ngày càng tăng, qua rà soát của các địa phương UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 214/QĐ-UBND  ngày 18/01/2016 về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tái canh cà phê giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn với tổng diện tích cần tái canh là 27.936 ha, so với kế hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 06/01/2014 trước đó thì diện tích tái canh tăng 12.850 ha (tăng hơn 65%).

Nhiều chính sách hỗ trợ cho chương trình tái canh cà phê.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, các chính sách về hỗ trợ tái canh cà phê ngày càng được đẩy mạnh với nhiều hoạt động tích cực như cung cấp giống, hỗ trợ tiếp cận vốn…đã góp phần tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện tái canh vườn cà phê. Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây nguyên đã nghiên cứu, lai tạo, tuyển chọn 9 dòng cà phê vối từ dòng TR4 đến dòng TR13, đây là những giống cà phê được đánh giá là có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng cao với bệnh gỉ sắt, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong giai đoạn từ năm 2012 -2015, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam cũng đã hỗ trợ cho tỉnh 6.255kg hạt giống cà phê lai TRS1 và 110.400 cây giống cà phê chất lượng cao. Thông qua các kênh như khuyến nông, các chương trình về phát triển nông nghiệp bền vững, ngành nông nghiệp cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật, cấp phát tài liệu về tái canh, trồng và chăm sóc cà phê mỗi năm cho hơn 7.000 lượt người tham gia. Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã hỗ trợ 50% về chi phí cây giống cho bà con nông dân có nhu cầu tái canh cà phê. Từ năm 2011 – 2015, các đơn vị sản xuất giống trên địa bàn tỉnh cũng đã hỗ trợ hơn 6,84 triệu cây giống cho các địa phương.

Từ năm 2013, các giải pháp về tái canh cà phê đã được UBND tỉnh quan tâm triển khai thực hiện. Trong ảnh là đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk ký cam kết hỗ trợ vốn vay tái canh cà phê.

Xác định vấn đề khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến tiến độ tái canh cà phê là nguồn vốn, từ năm 2013 Ngân hàng Nhà nước đã bố trí nguồn vốn tái canh cho tỉnh là 3.000 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện nay, theo báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (đơn vị được cấp vốn để cho vay), đơn vị đã ký kết hợp đồng tín dụng 195 tỷ đồng, tổng dư nợ đến thời điểm hiện nay là 44 tỷ đồng.

Đánh giá về tiến độ tái canh cà phê trên địa bàn, ông Huỳnh Quốc Thích – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho rằng mặc dù đã có nhiều chính sách, giải pháp tích cực nhưng đến nay nhìn chung công tác tái canh vẫn đang diễn ra chậm so với yêu cầu, phần lớn diện tích cà phê do nhân dân quản lý, việc thiếu vốn, khó tiếp cận nguồn vốn đã làm cho nhiều người dân chưa mạnh dạn tái canh. Bên cạnh đó, giá cả một số cây trồng khác như sầu riêng, hồ tiêu đang giữ ở mức khá cao nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư vào tái canh. Theo đánh giá của Sở, đến nay có một số Công ty cà phê như Ea Pốk, Thắng Lợi, Phước An và một số huyện như Cư M’gar, Krông Pắk có tiến độ tái canh khá tốt. Bên cạnh nguồn vốn từ các ngân hàng, Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư cũng có gói tín dụng cho vay tái canh. Dự án này được triển khai trên địa bàn các huyện, thị xã: Cư M’gar, Krông Pắk, Krông Năng, Ea H’leo, Krông Búk, thị xã Buôn Hồ, Cư Kuin. Với 12,5 triệu USD, nguồn vốn này được Ngân hàng BIDV quản lý và giao các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay tái canh đã góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn vốn cho người dân có nhu cầu tái canh cà phê.

Tập trung chỉ đạo triển khai tái canh cà phê.

Do đặc thù hình thức sản xuất cà phê nhỏ lẻ với hơn 85% diện tích (173.000ha/203.357ha) cà phê do người dân trực tiếp quản lý, sản xuất, việc rà soát, đánh giá chất lượng vườn cây, thống kê diện tích chưa đầy đủ nên việc tái canh còn khá chậm. Mặc khác do trong thời gian luân canh trước khi trồng và thời gian kiến thiết cơ bản người trồng cà phê có thu nhập không cao, bài toán giải quyết sinh kế cho người tái canh cà phê chưa được giải quyết cơ bản nên nhiều hộ dân chưa mặn mà với việc tái canh. Ông Nguyễn Hắc Hiển – Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh nhận định, so với tiến độ tái canh của các hộ dân, tiến độ tái canh cà phê của các công ty cà phê có thời gian nhanh hơn do có lộ trình, kế hoạch cụ thể, nguồn vốn tái canh đáp ứng yêu cầu. Trong thời gian qua, hệ thống các trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở cơ sở đã có những hỗ trợ đối với người dân tái canh cà phê như tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá vườn cây… Trong thời gian tới, Chi cục sẽ triển khai xây dựng mô hình tái canh cà phê để người dân học tập, tham khảo áp dụng vào thực tế tái canh vườn cà phê của mình.

Công nhân Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi thực hiện các công đoạn tái canh cà phê.

Tính đến 28/9, tổng diện tích cà phê thực hiện tái canh trên địa bàn mới chỉ đạt 3.616,57ha, đạt 74,31% kế hoạch. Tại cuộc họp bàn về công tác tái canh cà phê trên địa bàn trong tháng 8/2016 vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hải Ninh đã đề nghị các Sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương cần phải coi chương trình tái canh cà phê là cơ hội, trách nhiệm và nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị để tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của việc trồng, chế biến, kinh doanh cà phê – cây trồng chủ lực của tỉnh.

Để giúp người dân tiếp cận được với nguồn vốn tái canh, Ngân hàng NN&PTNT – Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk cũng đã ban hành cơ chế thực hiện hỗ trợ tất cả các thủ tục vay vốn như lập phương án, giấy đề nghị vay vốn, mẫu xác nhận tại xã, phường về diện tích cà phê tái canh…để người dân yên tâm vay vốn. Đối với các khoản vay dưới 100 triệu đồng, Ngân hàng cơ sở xem xét có thể giải ngân một lần, Ngân hàng cơ sở có thể thống nhất với khách hàng vay giải ngân vào tài khoản của khách hàng để người vay chủ động sử dụng đúng mục đích.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương, chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh đang được triển khai quyết liệt với mục tiêu hoàn thành kế hoạch tái canh năm 2016, qua đó đảm bảo chất lượng cà phê, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng chủ lực này góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững ngành nông nghiệp trên địa bàn.

Thế Sự

Các tin khác
Bình chọn
Khu vực bạn ở như thế nào?
Quảng Cáo
   

​​​     

 

https://hoadondientuvt.vn/, sim số đẹp, thegioisimdep.vn/, sim số đẹp, smstrieuniemvui.vn, vegafone.vn, htcwildfire.com.vn, minhhienapple.vn, bluegrassbaptist.com, https://vnptgroup.vn/dang-ky-gia-han-chu-ky-so-vnpt/, tinvienthong.net, dịch vụ chữ ký số, https://vnpthcm.vn/goi-cuoc-wifi-vnpt-hcm/, vnpthanoi.vn, https://vnpthcm.vn, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, định vị xe máy, https://shipthuocnhanh.vn/, https://kitudacbiet.co/, Gia hạn chữ ký số, simviettel.org, simmobifone.org, timsimdep.vn, khosodep.vn, https://dangky4gviettel.com.vn/, https://viettelnet.vn/chu-ky-so-viettel-ca/, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, Chữ ký số VNPT, vnptgroup.vn, vnpthcm.vn, Lắp mạng vnpt, vnpthanoi.vn, định vị xe máy, định vị xe ô tô, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://vtvdanang.vn/, https://hutbephot686.com/, https://technetvietnam.net/, https://thongcongnghetcucre.com/, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/goi-cuoc-internet-vnpt/, https://vnpthcm.vn/khuyen-mai-dang-ky-internet-vnpt-tphcm/, https://sgate.vn/, https://viettel-hanoi.vn/, https://chukysoviettel-ca.com/, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, Đăng Ký 4G Viettel, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://viettelnet.vn/dinh-vi-xe-may/, định vị ô tô, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/dang-ky-4g-vina-goi-cuoc-4g-vinaphone-gia-re/, https://viettelnet.vn/dich-vu-cloud-server-viettel/, Lap mang FPT, Viettel Đắk Lắk

 

chứng chỉ bất động sản, chứng nhận iso 22000

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready