Hướng đến mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét: Cần sự chủ động của người dân tại cộng đồng (24/06/2020, 14:01)

Theo Viện Sốt rét- Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, hiện nay tình hình bệnh sốt rétvẫn còn diễn biến phức tạp tại một số địa phương, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên (Gia Lai, Phú Yên, Bình Phước, Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông, Quảng Trị…).  Để hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh sốt rétvào năm 2030, công tác phòng, chống bệnh cần tiếp tục được sự đầu tư hơn nữa từ Chính phủ, chính quyền các địa phương, nhất là sự tham gia tích cực và chủ động của người dân tại cộng đồng.

Đoàn cán bộ chuyên trách lấy lam máu để kiểm tra ký sinh trùng sốt rét tại Trạm Y tế Quân dân y buôn Đrang Phốk (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) -Ảnh minh họa

Khó khăn lớn nhất trong công tác phòng, chống và loại trừ sốt rétở các địa phương hiện nay chủ yếu là do tập quán người dân đi rừng, ngủ rẫy; dân di biến động giữa các vùng trong nước, hoặc với các nước láng giềng phức tạp, khó quản lý; tình trạng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc... Mặt khác, thói quen lao động, ăn uống, sinh hoạt chưa hợp vệ sinh tạo điều kiện cho bệnh ký sinh trùng phát triển trong cộng đồng.

Đáng chú ý, người dân tại vùng sốt rétlưu hành, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, người lao động thời vụ tại nương rẫy chưa tích cực tham gia công tác phòng, chống sốt rétnhư không phun hóa chất tồn lưu; đi nương rẫy nằm ngủ không mắc màn, không uống thuốc đúng, đủ liều khi bị bệnh. Ngoài ra, công tác giám sát, quản lý phòng, chống sốt rétcho đối tượng là dân di biến động vẫn là một thách thức lớn đối với công tác loại trừ sốt réthiện nay. Trong khi đó, muỗi truyền bệnh sốt rétcó sự thay đổi tập tính, muỗi kháng hóa chất, cho nên công tác phòng, chống sốt rétgặp nhiều khó khăn; chính quyền một số địa phương chưa thật sự quan tâm, đầu tư đúng mức và kịp thời cho công tác phòng, chống sốt réttại địa phương…

Theo đó, các địa phương cần đẩy mạnh giám sát, phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh sốt rét; sử dụng thuốc thay thế hiệu quả tại những vùng có kháng thuốc. Bảo đảm người bệnh sốt rét và người có nguy cơ mắc bệnh được xét nghiệm chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Đối với các tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn loại trừ sốt rét, cần xây dựng kế hoạch để duy trì bền vững kết quả đã đạt được; tiếp tục triển khai các hoạt động giám sát nhằm duy trì tình trạng không có sốt rét, tập trung giám sát, phát hiện sốt rét ngoại lai và ngăn ngừa bệnh sốt rét quay trở lại.

Tại các tỉnh thực hiện loại trừ sốt rét theo kế hoạch năm 2020 cần tập huấn, hướng dẫn cho các tuyến về tiêu chí loại trừ, hồ sơ, thủ tục công bố loại trừ để hoàn thành thủ tục và công bố loại trừ vào cuối năm 2020. Đối với các địa phương có bệnh sốt rét lưu hành, nhất là các vùng trọng điểm về sốt rét và sốt rét kháng thuốc, chính quyền các cấp và ngành y tế địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí hằng năm cho công tác này theo phân cấp; đáp ứng nhu cầu về nguồn lực cho công tác phòng, chống và loại trừ sốt rét ở địa phương. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao sức khỏe để người dân chủ động phòng, chống sốt rét cho bản thân, gia đình và cộng đồng một cách hiệu quả…

Kim Bảo

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready