Triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm 6 tháng cuối năm 2024 (25/06/2024, 20:30)

Sáng 25/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Hà, Phó Giám đốc Sở NN& PTNT chủ trì hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Văn Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì hội nghị.

Theo thông tin tổng hợp sơ bộ, từ đầu năm đến ngày 12/4/204, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 17 hộ, 13 thôn, 9 xã của 07 huyện (Kông Năng; Lắk, Krông Bông, Krông Pắk, Ea Súp, Cư M’gar và Cư Kuin) làm chết và tiêu hủy 189 con với tổng khối lượng 6.335 kg. Toàn tỉnh không có dịch bệnh dịch DTLCP.

Đối với Bệnh Dại trên động vật: từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, phát hiện và ghi nhận 12 con chó mắc bệnh Dại, tại 12 hộ, 12 thôn/buôn, 10 xã/phường/thị trấn, 6 huyện. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, đã có 05 người chết nghi do mắc bệnh Dại. Nhận định tình hình bệnh Dại trên đàn vật chó, mèo có thể tiếp tục phát sinh và lây lan trong thời gian tới, ảnh hưởng đến sức khỏẻ, tính mạng con người và an sinh xã hội.

Đồng chí Trần Ngọc Sơn, Phó Chi cục trưởng, Phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y báo cáo tại Hội nghị

Đối với các bệnh Lở mồm long móng (LMLM) trên trâu bò, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò, bệnh Cúm gia cầm trong 6 tháng đầu năm chưa ghi nhận phát sinh dịch bệnh.

Hiện nay, toàn tỉnh có 27 cơ sở giết mổ động vật tập trung; tuy nhiên, chỉ kiểm soát giết mổ được tại 22 cơ sở giết mổ động vật tập trung (03 cơ sở đang bị tạm dừng hoạt động do chưa khắc phục các sai lỗi, không đủ điều kiện hoạt động, 02 cơ sở ngừng hoạt động).

Theo đánh giá chung, công tác phối hợp quản lý Nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cẩm ở một số địa phương trong tỉnh chưa được chú trọng, quan tâm, chưa thực hiện quyết liệt, đồng bộ theo quy định của Nhà nước. Ở một địa phương, do chưa xây dựng được cơ sở giết mổ tập trung nên hoạt động giết mổ còn diễn ra tự phát trong khu dân cư, các cơ sở giêt mổ động vật nhỏ lẻ nhiều; việc quản lý, kiểm soát hoạt động giết mổ động vật chủ yếu giao cho lực lượng thú y cơ sở đảm nhiệm, do thẩm quyền còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý.

UBND huyện Cư M’Gar tham luận tại hội nghị

Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Văn Hà- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đề nghị các địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh 05 loại bệnh dịch, đó là dịch tả lợn châu Phi, bệnh cúm gia cầm, bệnh dại trên chó mèo, bệnh viêm da nổi cục và bệnh lở mồm long móng.

Để thực hiện tốt, có hiệu quả công tác phòng chống dịch đề nghị ngành chăn nuôi, các địa phương thực hiện các nhóm giải pháp: Tuyên truyền mạnh mẽ cho người chăn nuôi về công tác phòng chống dịch bệnh; tích cực triển khai công tác tiêm phòng;  kiểm dịch và kiểm soát giết mổ; kịch bản xảy ra dịch bệnh ở các cấp độ khác nhau (thôn/buôn, xã/phường/thị trấn, huyện/thị xã, thành phố, tỉnh) để không để chậm trễ; công tác giám sát dịch bệnh; xây dựng cơ sở an toàn dịch và vùng an toàn dịch; xác định các vùng trọng điểm về chăn nuôi, phối hợp chặt chẽ với các địa phương như Krông Pắc, Cư M’gar, Ea Kar, Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn (5 vùng trọng điểm) để xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh.

Kim Bảo

Xây dựng Nông thôn mới Xây dựng Nông thôn mới

Video Nông thôn mới

Tổng kết thử nghiệm mô hình “Giải pháp lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất”

Phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng

Khuyến khích người dân sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ, bền vững

 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready