Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp nâng cao thu nhập cho người dân. (06/02/2016, 17:51)

Chương trình xây dựng nông thôn mới không chỉ thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn hiện đại mà còn góp phần tái cơ cấu kinh tế, tổ chức các hình thức sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Đắk Lắk xác định việc phát triển sản xuất là yếu tố cốt lõi tạo động lực cho việc hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 có trên 40% số xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới.

Với đặc thù là tỉnh có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, trong thời gian qua cùng với việc đẩy mạnh huy động xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các địa phương trong tỉnh đã quan tâm, triển khai nhiều giải pháp để tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp nâng cao thu nhập cho người dân. Toàn tỉnh có 152 xã thực hiện chương trình nông thôn mới với diện tích chiếm 97,6% diện tích toàn tỉnh. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giá trị GDP khu vực nông nghiệp chiếm trên 45% GDP của tỉnh và tạo việc làm cho gần 70% lao động.

Nhiều đề án, mô hình sản xuất hiệu quả.

Thực hiện chương trình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, qua 5 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh thực hiện 17 đề án lớn về phát triển sản xuất với 350 mô hình trồng trọt và chăn nuôi có hiệu quả. Bên cạnh việc phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình, ngành nông nghiệp của tỉnh đã có sự đổi mới mạnh mẽ về hình thức sản xuất với nhiều mô hình hiệu quả đã được xây dựng và phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới như: mô hình trang trại, mô hình hợp tác xã và tổ hợp tác, mô hình liên minh sản xuất nông nghiệp cạnh tranh.

Qua 5 năm triển khai, hiện đã có một số đề tài phát triển sản xuất có hiệu quả mang lại thu nhập cao cho nông dân ở các địa phương. Đề tài “ Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển sản xuất giống lúa lai hai dòng tại tỉnh Đắk Lắk”  thông qua việc đánh giá về năng suất, chất lượng gạo đã chọn ra 3 tổ hợp lúa lai có triển vọng để đưa vào sản xuất. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, công ty Cà phê 720 đã sản xuất giống lúa lai TH3 – 3 đưa vào sản xuất với diện tích 45 ha tại đơn vị và hơn 700  ha tại các huyện: Buôn Đôn, Ea Kar, Cư M’gar, Krông Năng. Các mô hình chăn nuôi heo, nuôi cá nước lạnh cho hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.

Nhiều Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa các giống lúa lai vào sản xuất cho năng xuất và sản lượng cao.

Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh, một trong những địa phương thực hiện tốt việc xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân là huyện Krông Pắk. Trong thời gian qua, huyện đã hỗ trợ nhân dân sản xuất theo hướng hàng hóa, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm như công ty TNHH MTV Cà phê 719 hợp đồng liên kết với nhân dân sản xuất, thu mua lúa giống; các công ty thu mua sầu riêng cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nhân dân chăm sóc sầu riêng và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân. Qua 5 năm, huyện đã triển khai 66 mô hình phát triển sản xuất, 102 mô hình trình diễn các giống lúa, ngô mới; tổ chức 277 lớp tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho nhân dân. Các hoạt động trên đã góp phần tăng thu nhập cho người dân, thu nhập bình quân đạt 23 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm.

Để tái cơ cấu nông nghiệp bền vững, việc bảo đảm nguồn nước tưới cho cây trồng là yếu tố quan trọng. Trong ảnh là hệ thống thủy lợi đảm bảo nguồn nước cho cánh đồng ở xã Êa Ô, huyện Ea Kar.

Ông Nguyễn Minh Chuyền – Chủ tịch xã Êa Ô, huyện Ea Kar cho biết, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, xã đã triển khai nhiều mô hình về trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi một số diện tích cây điều kém hiệu quả sang trồng ca cao, cao su tiểu điền. Các mô hình sản xuất, chương trình hỗ trợ sản xuất như: lúa giống, máy sản xuất, giống cây trồng từ các dự án với kinh phí trên 2,9 tỷ đồng, ngoài ra nhân dân trên địa bàn xã còn huy động vốn tín dụng để sản xuất nông nghiệp hơn 55 tỷ đồng đã góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn xã và góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhờ đẩy mạnh phát triển sản xuất, số hộ nghèo của xã ngày càng giảm mạnh, từ 10,97% năm 2011 xuống còn 4,7% năm 2015.

Xác định việc tái cơ cấu sản xuất, trong đó ưu tiên cho tái cơ cấu nông nghiệp là vấn đề cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh đã chủ động bố trí vốn trực tiếp chương trình xây dựng nông thôn mới cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh để triển khai hơn 120 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã điểm nông thôn mới giúp nâng cao thu nhập cho các hộ dân. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, các địa phương đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện các mô hình cánh đồng lớn trên lúa nước, cà phê và một số cây trồng khác bước đầu mang lại hiệu quả.

Sự chung tay của doanh nghiệp trong phát triển sản xuất khu vực nông thôn.

Việc phát triển sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp có vai trò rất lớn từ sự chung tay của các doanh nghiệp trên địa bàn. Hưởng ứng phong trào “Doanh nghiệp chung sức xây dựng nông thôn mới”, thời gian qua Công ty TNHH MTV Cà phê 716 đã hỗ trợ tích cực cho nhân dân các xã Ea Ô (Ea Kar) và xã Vụ Bổn (Krông Pắk) phát triển sản xuất nông nghiệp với 2 loại cây trồng chính là cà phê và lúa nước. Trong thời gian qua, công ty đã xây dựng các phương án sản xuất mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Công ty đã tổ chức tư vấn, chuyển giao các kỹ thuật sản xuất mới cho các hộ dân. Bên cạnh đó, công ty còn hợp đồng khoán với 1.052 hộ dân, tạo việc  làm ổn định, lâu dài, tăng thu nhập cho người dân với thu nhập bình quân 4,9 triệu đồng/người/tháng.

Công ty TNHH MTV Cà phê 721 cũng triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ dân trên địa bàn xã Cư Ni (Ea Kar), công ty đã mở ra dịch vụ đầu tư vật tư trả chậm, cho ứng trước vốn thu mua sản phẩm và thu mua các sản phẩm nông nghiệp do nông dân sản xuất ra, qua đó giúp cho các hộ dân chủ động về vốn và yên tâm cho khâu đầu ra của sản phẩm.

Mô hình chăn nuôi bò quy mô hộ gia đình được phát triển và nhân rộng tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông.

Việc chuyển đổi mô hình sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp có sự tham gia tích cực của các tổ hợp tác. Hiện toàn tỉnh có 168 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 4.929 thành viên. Các tổ hợp tác đã có sự chuyển đổi các hình thức sản xuất mạnh mẽ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất bước đầu mang lại hiệu quả, tăng giá trị sản xuất trên một diện

Xây dựng Nông thôn mới Xây dựng Nông thôn mới

Video Nông thôn mới

Xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam

 

Chia sẻ định hướng phát triển cà phê đặc sản Việt Nam gắn với không gian thưởng thức cà phê Buôn Ma Thuột

 

 

 

Chuyên gia hiến kế nâng tầm giá trị cà phê Việt

 

 

Công bố xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

 

 

Công bố xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

 

 

 

Công bố xã Cư Êbur , TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

 

 

Cần tư duy hợp tác để sản xuất nông nghiệp bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm

 

Hội thi Tuyên truyền viên giỏi Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk năm 2024

 

Đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

 

 

Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ 2 năm 2024 thu hút hơn 200.000 lượt người dân, du khách tham gia

 

 

Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

 

Sầu riêng Đắk Lắk niên vụ 2024: Tiếp tục chú trọng quản lý chất lượng

 

 

Phát huy hiệu quả tiềm năng của cây vải thiều trên địa bàn Đắk Lắk

 

 

Phát huy tiềm năng sẵn có nhằm gia tăng giá trị ngành hàng lúa gạo

 

Tổng kết thử nghiệm mô hình “Giải pháp lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất”

 

 

Phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng

 

 

Khuyến khích người dân sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ, bền vững

 

 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready