Trong thời gian qua, công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy và học đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn tỉnh. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk đã có buổi trao đổi với ông Phạm Đăng Khoa – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh về những nỗ lực của toàn ngành trong công tác ứng dụng CNTT thời gian qua.
Ông Phạm Đăng Khoa – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT tỉnh về ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục tỉnh
Phóng viên: Thưa ông, ông có thể khái quát về kết quả triển khai ứng dụng CNTT trong toàn ngành GD&ĐT thời gian qua? Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai?
Ông Phạm Đăng Khoa:Thực hiện Nghị quyết số 181/2015/NQ-HĐND, ngày 03/12/2015 của HĐND tỉnh về ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020, Sở GD&ĐT đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát triển, ứng dụng CNTT trong toàn ngành. Hiện nay, nhìn chung cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ công tác quản lý và học tập của ngành đã được bổ sung, nâng cấp và dần hoàn thiện. Hệ thống đường truyền internet băng thông rộng đã được sử dụng tại các trường học. Hệ thống họp trực tuyến của ngành với 14 điểm cầu đảm bảo, ổn định, phục vụ hiệu quả cho công tác.
Nhờ việc xây dựnghệ thống website từ Sở cho đến các đơn vị trực thuộc, các nhà trường mà thông tin chỉ đạo, lãnh đạo trong toàn ngành được nhanh chóng, thuận lợi. Việc triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành đã đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý giáo dục một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT cũng đã ứng dụng nhiều phần mềm tiện ích vào quản lý và điều hành như: tuyển sinh trực tuyến; quản lý trường học SMAS 3.0; Vnedu. Đặc biệt, từ năm học 2017-2018, Sở đã chỉ đạo 100% trường học áp dụng sổ điểm điện tử và học bạ điện tử trong quản lý dạy và học.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai ứng dụng CNTT trong toàn ngành còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế như: mức độ đầu tư hạ tầng CNTT còn chưa đồng bộ; một số giáo viên, nhất là giáo viên lớn tuổi còn ngại đổi mới phương pháp dạy học, ngại sử dụng CNTT trong quá trình giảng dạy; hệ thống đường truyền internet của một số điểm trường chưa đảm bảo.
Phóng viên: Các giải pháp cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, đặc biệt là trong Kỳ thi THPT Quốc gia đã được ngành GD&ĐT tỉnh triển khai như thế nào, thưa ông?
Ông Phạm Đăng Khoa: Thời gian qua, toàn ngành GD&ĐT tỉnh đã chú trọng, tăng cường ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính thông qua việc thiết lập hệ thống OMS, Idesk, đồng thời đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến nhằm đảm bảo rút ngắn quy trình xử lý, đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, đối với công tác thi cử, ngành GD&ĐT tỉnh còn duy trì và triển khai bổ sung các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt các dịch vụ công phục vụ phụ huynh, học sinh như: dịch vụ xét tuyển học sinh đầu cấp (cung cấp đầy đủ các loại mẫu đơn, nộp hồ sơ trực tuyến, công khai danh sách đăng ký, công khai kết quả xét tuyển và trả kết quả qua mạng); cung cấp miễn phí thông báo điểm học tập và rèn luyện qua tin nhắn OTT, email và website trường học; triển khai dịch vụ hành chính công cấp độ 3 với thủ tục quản lý văn bằng tốt nghiệp. Đặc biệt, đối với Kỳ thi THPT Quốc gia, Bộ GD&ĐT đã có phần mềm chuyên dụng dành riêng cho Kỳ thi, giúp cho học sinh có thể dễ dàng tra cứu kết quả thi, kiểm tra thông tin đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển trực tuyến theo nguyện vọng.
Phóng viên:Về nhân lực trong lĩnh vực CNTT, ngành đã có kế hoạch như thế nào để đảm bảo đội ngũ chuyên trách nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ CNTT trong thời gian tới, thưa ông?
Ông Phạm Đăng Khoa: Hiện nay, toàn ngành có 1.077 giảng viên, giáo viên Tin học, trong đó, mầm non có 37 giáo viên, Tiểu học 294 giáo viên, THCS 481 giáo viên; THPT 236 giáo viên và Giáo dục thường xuyên 29 giáo viên. Để đảm bảo nhân lực CNTT trong hoạt động của ngành, Sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều đợt tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên các cấp về ứng dụng CNTT, tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học về phương pháp dạy học tin học; ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ, trong đánh giá học sinh tiểu học, trong sử dụng các thiết bị dạy học điện tử, tập huấn trực tuyến về các phương pháp dạy học tích cực trong trường tiểu học.
Bên cạnh đó, Sở đã phối hợp với các công ty phần mềm tập huấn cho cán bộ, giáo viên sử dụng các phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy và các hoạt động quản lý như phần mềm quản lý học sinh SMAS, VNedu, phần mềm soạn và quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm SmartTest, phần mềm kiểm định online; kỹ năng soạn bài giáo án điện tử; khai thác tư liệu trên mạng internet…qua đó phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy và học tập trong tình hình mới.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Minh Huệ
- Đại hội đại biểu Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 (14/07/2025, 15:34)
- Phó Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Hữu Huy: Tích cực triển khai 4 nền tảng số, dùng AI để hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục hành chính (14/07/2025, 14:47)
- Hơn 800 vận động viên tranh tài tại Giải vô địch các câu lạc bộ Karate quốc gia năm 2025 (13/07/2025, 12:27)
- Công an tỉnh Đắk Lắk ra mắt đội hình hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (12/07/2025, 13:19)
- Tổng kết và trao giải Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Đắk Lắk năm 2025 (11/07/2025, 20:30)
- Đắk Lắk: Hơn 6.200 hồ sơ TTHC được tiếp nhận chỉ sau một tuần triển khai mô hình chính quyền 2 cấp (11/07/2025, 18:00)
- Đắk Lắk triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 (11/07/2025, 16:51)
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Đào Mỹ làm việc với Sở Công Thương (11/07/2025, 16:15)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (11/07/2025, 11:04)
- Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phải trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh Đắk Lắk (11/07/2025, 08:00)
- Đắk Lắk công bố 4 nền tảng số phục vụ chính quyền địa phương hai cấp (10/07/2025, 18:24)

Công an Đắk Lắk phấn đấu dẫn đầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến và số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Chi cục Hải quan khu vực XIV đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư
Tiến hành kích hoạt hơn 1,4 triệu tài khoản định danh điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk triển khai mô hình rút ngắn quy trình giải quyết thủ tục hành chính đất đai cho người dân
Kỳ họp Chuyên đề lần thứ 17 thông qua các nghị quyết về sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Ủy Ban Quốc Gia Về Chuyển Đổi Số Triển Khai Nhiệm Vụ Trọng Tâm Năm 2025
Huyện Krông Pắc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính và chuyển đổi số năm 2025
Ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính
Kiểm tra công tác cải cách hành chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Đắk Lắk
Tăng cường triển khai hiệu quả Luật Đất đai năm 2024
Huyện Ea Kar: Nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn
Kiểm tra công tác cải cách hành chính tại huyện Krông Búk
Ưu tiên nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số
Khai mạc Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin Khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2023
Phiên họp thứ năm Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ người nộp thuế