Nông nghiệp công nghệ cao và tiềm năng đầu tư phát triển tại Đắk Lắk, Tây Nguyên. (26/04/2016, 15:55)

Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã và đang là một xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần gia tăng giá trị nông sản hướng đến việc phát triển nông nghiệp bền vững. Cổng Thông tin điện tử tỉnh trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Trần Quốc Cường - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy về lĩnh vực này.

Đồng chí Trần Quốc Cường - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy cùng Đoàn Đắk Lắk tại Hội thảo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Kon Tum.

Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là một xu thế tất yếu.

Nông nghiệp công nghệ cao được hiểu là nền nông nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ tiên tiến, ứng dụng phù hợp điều kiện của từng vùng nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, hướng đến phát triển ổn định và bền vững.

Ở Việt Nam, đã xuất hiện nhiều khu nông nghiệp công nghệ cao với mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, trồng chè ... như tại TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên... Đặc biệt, ở Tây Nguyên có tỉnh Lâm Đồng đã tiên phong và đạt được nhiều kết quả rất khích lệ trong lĩnh vực này. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế trong bối cảnh đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới. Mặt khác, việc phát triển nền nông nghiệp ổn định, bền vững sẽ tạo điều kiện thuận lợi, làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế phát triển và ngược lại. Những kinh nghiệm của các nước, bạn bè quốc tế và các địa phương trong nước cần sớm được nghiên cứu và xem xét áp dụng phù hợp với điều kiện, môi trường các tỉnh Tây Nguyên, nhất là đối với tỉnh Kon Tum và tỉnh Đắk Lắk – những địa phương có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế - xã hội tỉnh nhà vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xác định việc phát triển, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh là vấn đề cần thiết, có tính cấp bách, có ý nghĩa trước mắt cũng như lâu dài trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương hiện nay. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn là chìa khóa để giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách về thiếu đất sản xuất và nguồn nước đang ngày càng gia tăng ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

Việc phát triển Nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta nói chung và ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng đòi hỏi phải có nguồn lực, nhất là vốn đầu tư; công nghệ (phù hợp với điều kiện ứng dụng ở nước ta nhưng không lạc hậu so với khu vực và thế giới); năng suất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải cao hơn nhiều so với sản phẩm nông nghiệp sản xuất truyền thống; sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường theo quy chuẩn quy định để tham gia xuất khẩu.

 Bên cạnh đó, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao phải mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tương đối cao, thể hiện thông qua việc người nông dân được nâng cao nhận thức, trình độ khoa học kỹ thuật, có hiệu quả kinh tế cao. Khu nông nghiệp công nghệ cao còn phải có lợi ích về mặt sinh thái, có lợi cho việc bảo vệ môi trường, phù hợp với phương hướng phát triển của xã hội hiện nay góp phần thực hiện thành công các mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng, trong thời gian tới nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp ngày càng gia tăng về số lượng. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu nói riêng, người tiêu dùng nói chung sẽ yêu cầu rất cao đối với các sản phẩm nông nghiệp về chất lượng, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu... sẽ là thách thức cho ngành nông nghiệp của mọi quốc gia. Xu thế kêu gọi đầu tư, hợp tác để phát huy nguồn lực từ các nhà đầu tư đến với địa phương được xem như là một trong những giải pháp quan trọng.

Những khó khăn hiện nay của các khu nông nghiệp công nghệ cao trong nước, chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: thiếu kinh phí và nhà đầu tư; ưu đãi về lãi xuất, ưu tiên vốn vay đối với các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao chưa được cụ thể hóa; nhiều nơi, các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, an toàn chưa có chỗ đứng trên thị trường, dù giá bán không cao hơn các sản phẩm sản xuất theo cách thông thường, khiến người nông dân thờ ơ với quy trình canh tác an toàn.

Để đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trước hết là cần nghiên cứu các chính sách, biện pháp của các nước và các địa phương trong nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao để áp dụng phù hợp với thực tiễn của tỉnh nhà. Hoàn thiện các hệ thống văn bản, tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận doanh nghiệp, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt quan tâm hỗ trợ về vốn, ưu đãi về tài chính đối với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu bảo quản, chế biến nông sản để tăng cường xuất khẩu các sản phẩm tinh chế và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ về công nghiệp hóa nông nghiệp, nhân lực có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn cao lĩnh vực nông nghiệp hiện đại.

Nông nghiệp công nghệ cao ở Đk Lk và tiềm năng kêu gọi đầu tư

Đắk Lắk là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành chiếm 45,4%. Giá trị hàng nông sản xuất khẩu gần 700 triệu USD. Tỉnh Đắk Lắk xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh, là nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiều năm tới. Chính vì vậy, Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 18/5/2012 về việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất, làm cơ sở bước đầu cho việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Theo đó, phát triển và ứng dụng hoa học công nghệ nói chung trong các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, y dược, môi trường được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Lắk.

Lãnh đạo huyện Cư’Mgar giới thiệu vườn thực nghiệm dưa lưới ứng dụng công nghệ cao của huyện Cư’Mgar tỉnh Đắk Lắk

Với mục tiêu đặt ra đến năm 2020 tiếp nhận, ứng dụng, sản xuất thử nghiệm và triển khai sản xuất rộng rãi có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển nông lâm ngư nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường. Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, chủng vi sinh vật, các chế phẩm sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại; nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao của nông sản hàng hóa. Trong đó, một số nhiệm vụ chủ yếu đã được Tỉnh ủy xác định bao gồm xây dựng tiềm lực để ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp; nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, triển khai sản xuất thử sản phẩm để phục vụ sản xuất và đời sống. Cụ thể Chương trình công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã đặt ra mục tiêu, như: nghiên cứu, ứng dụng thành quả về công nghệ tế bào, vi nhân giống, ứng dụng kỹ thuật PCR, Kit chẩn đoán, phát hiện, chỉ thị phân tử để chọn giống có năng suất cao, sạch bệnh, kháng sâu bệnh và điều kiện bất lợi cho một số cây trồng chủ lực của tỉnh (cà phê, ca cao, hồ tiêu, cao su); ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn tạo và nhân giống cây lâm nghiệp; nghiên cứu ứng dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi và thức ăn chăn nuôi chức năng; ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý chất thải chăn nuôi để phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, sản xuất phân bón chất lượng cao; ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ men trong sản xuất thức ăn cao cấp cho gia súc để nâng cao hiệu quả kinh tế, bền vững môi trường…

Mặt khác tỉnh Đắk Lắk cũng đã đề ra những giải pháp tích cực để thực hiện Chương trình công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh việc ứng dụng thành quả các đề tài đã nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học; triển khai các dự án sản xuất thử sản phẩm; dự án sản xuất sản phẩm hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp và các dự án hợp tác quốc tế về công nghiệp sinh học nông nghiệp. Tạo lập thị trường thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp, có chất lượng và sức cạnh tranh cao trên thị trường, phục vụ tốt cho tiêu dùng và xuất khẩu. Khuyến khích chuyển giao, tiếp nhận và nhập khẩu các công nghệ mới, có hiệu quả kinh tế và an toàn với môi trường; đưa nhanh và ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp vào sản xuất và đời sống. Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất, đời sống cũng như đầu tư phát triển ngành công nghệ sinh học ở tỉnh. Thúc đẩy mạnh việc thành lập và khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp hoạt động và đầu tư vào lĩnh vực chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá do công nghệ sinh học nông nghiệp tạo ra. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp được hưởng những chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của Nhà nước về vay vốn, thuế và quyền sử dụng đất đai và các ưu đãi khác.

Trong thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk cũng đã có nhiều nỗ lực đầu tư, nghiên cứu, thí điểm một số mô hình sản xuất giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn thực phẩm... áp dụng công nghệ tiên tiến và bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, quy mô và mức độ đầu tư của các mô hình nông nghiệp công nghệ cao này còn ở bước khởi đầu, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về phát triển nông nghiệp của tỉnh. Do vậy, muốn phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, biện pháp tối ưu là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy Đắk Lắk tiếp tục xác định vai trò quan trọng của việc xây dựng và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở địa phương. Tỉnh ủy đã chỉ đạo rất quyết liệt chương trình này, ngày 25/12/2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2724/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, với các mục tiêu, như sau: Từng bước sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao; hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết; chuẩn bị đầy đủ mô hình tổ chức quản lý; khuyến khích, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng tiềm lực về công nghệ cao trong nông nghiệp cho tỉnh; tăng diện tích xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; huấn luyện, đào tạo ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất cho người nông dân.

Việc không ngừng sáng tạo và áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là hướng đi tất yếu để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, từng bước thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đời sống của người dân. Theo xu hướng đó, trong năm 2016 Tỉnh ủy Đắk Lắk chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; chủ động rà soát, xác định lợi thế, thế mạnh sản phẩm nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ. Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để cùng bà con nông dân thực hiện chương trình tái canh cà phê và phát triển cà phê bền vững, phát triển các cây trồng mới bao gồm cả dược liệu nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, áp dụng công nghệ cao, nhất là các dự án chăn nuôi bò sữa, bò thịt, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Dưa lưới công nghệ cao, cho năng xuất cao, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân huyện Cư’Mgar tỉnh Đắk Lắk.

Thực tế và kinh nghiệm ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp của các nước trên thế giới, đặc biệt là Israel, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan... đều hướng vào các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có chất lượng, có giá trị cao về kinh tế, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, gắn sản xuất với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái. Chính vì vậy, việc phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu của thực tiễn hết sức cần thiết và cấp bách để thực hiện chủ trương đúng đắn của Trung ương và các địa phương, nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp của các tỉnh Tây Nguyên cũng như cả nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Với tiềm năng, cơ hội và cả những thách thức nêu trên, tỉnh Đắk Lắk rất mong được chào đón các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đến Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng để cùng nhau xây dựng và phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cho người dân và toàn xã hội.

  Trần Quốc Cường - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy

Quảng Cáo
   

​​​     

 

https://hoadondientuvt.vn/, sim số đẹp, thegioisimdep.vn/, sim số đẹp, smstrieuniemvui.vn, vegafone.vn, htcwildfire.com.vn, minhhienapple.vn, bluegrassbaptist.com, https://vnptgroup.vn/dang-ky-gia-han-chu-ky-so-vnpt/, tinvienthong.net, dịch vụ chữ ký số, https://vnpthcm.vn/goi-cuoc-wifi-vnpt-hcm/, vnpthanoi.vn, https://vnpthcm.vn, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, định vị xe máy, https://shipthuocnhanh.vn/, https://kitudacbiet.co/, Gia hạn chữ ký số, simviettel.org, simmobifone.org, timsimdep.vn, khosodep.vn, https://dangky4gviettel.com.vn/, https://viettelnet.vn/chu-ky-so-viettel-ca/, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, Chữ ký số VNPT, vnptgroup.vn, vnpthcm.vn, Lắp mạng vnpt, vnpthanoi.vn, định vị xe máy, định vị xe ô tô, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://vtvdanang.vn/, https://hutbephot686.com/, https://technetvietnam.net/, https://thongcongnghetcucre.com/, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/goi-cuoc-internet-vnpt/, https://vnpthcm.vn/khuyen-mai-dang-ky-internet-vnpt-tphcm/, https://sgate.vn/, https://viettel-hanoi.vn/, https://chukysoviettel-ca.com/, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, Đăng Ký 4G Viettel, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://viettelnet.vn/dinh-vi-xe-may/, định vị ô tô, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/dang-ky-4g-vina-goi-cuoc-4g-vinaphone-gia-re/, https://viettelnet.vn/dich-vu-cloud-server-viettel/, Lap mang FPT, Viettel Đắk Lắk

 

chứng chỉ bất động sản, chứng nhận iso 22000

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready