Khó khăn trong việc quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng (22/03/2021, 09:31)

Đối với những người mắc bệnh không lây nhiễm, việc quản lý sức khỏe tại các cơ sở y tế, đặc biệt là ngay tại địa phương sẽ giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng bệnh, giảm chi phí đi lại, giảm các tai biến và giảm gánh nặng bệnh tật. Tuy nhiên, hiện nay, việc triển khai hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn nhất định.

Bệnh không lây nhiễm là các bệnh mãn tính, như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư…Các bệnh này thời gian bị bệnh kéo dài, điều trị không khỏi hẳn nhưng bệnh lại tiến triển chậm và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Hiện chưa có thống kê chính xác về số lượng người mắc bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, theo nhận định của ngành Y tế, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm khoảng 70% trong tổng số các trường hợp tử vong hàng năm. Với tỷ lệ trên thì ước tính cứ 10 người tử vong vì bệnh thì có 7 người tử vong do các bệnh không lây nhiễm.

Người dân kiểm tra huyết áp tại Trạm Y tế xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông

Mặc dù ngành Y tế đã có nhiều hình thức để triển khai các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng, song, thực tế hiện nay việc quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng còn những khó khăn nhất định. Theo số liệu thống kê của Khoa phòng chống bệnh không lây nhiễm, tính đến tháng 9 năm 2020, ước tính toàn tỉnh hiện có 299.555 bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Số thực tế được phát hiện thông qua các hoạt động tầm soát bệnh tại các bệnh viện và cộng đồng là 91.396 bệnh nhân, trong đó, tổng số bệnh nhân đang được quản lý điều trị tại các bệnh viện và trạm y tế là 79.204 bệnh nhân (riêng quản lý tại trạm chỉ có 22.292 người). Đối với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản, tổng số bệnh nhân được phát hiện trên địa bàn toàn tỉnh là 5.433 người, trong đó tổng số bệnh nhân đang quản lý điều trị tại các cơ sở y tế là 4.239 người (riêng quản lý tại trạm chỉ có 421 người).

Theo bác sĩ Nguyễn Lê Kim Huệ - Phụ trách Khoa phòng chống bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk (CDC): Hầu hết các bệnh không lây nhiễm phải dùng thuốc suốt đời. Vì vậy, việc triển khai công tác quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm ngay tại trạm y tế xã là hiệu quả nhất, vì không chỉ giúp người bệnh kiểm soát tốt bệnh lý mà còn giảm chi phí đi lại do không phải đi xa, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên…Tuy nhiên, điều đáng nói, bệnh không lây nhiễm có biểu hiện và triệu chứng bệnh không rầm rộ mà tiến triển âm thầm, dai dẳng, không đau đớn cấp tính nên nhiều người dân chủ quan. Phần lớn người mắc các bệnh không lây nhiễm được phát hiện khi biểu hiện bệnh quá nặng. Điều này gây khó khăn cho công tác điều trị cũng như phục hồi.

Để giúp người dân kịp thời phát hiện bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng, nhiều năm qua, Khoa phòng chống bệnh không lây nhiễm - CDC Đắk Lắk đã triển khai chương trình phòng, chống bệnh không lây nhiễm bằng việc tổ chức các đợt khám sàng lọc ở các xã trên địa bàn, trong đó tập trung vào một số xã có điều kiện kinh tế khó khăn, đường sá đi lại khó khăn, xa cơ sở y tế; tổ chức quản lý, điều trị cho người mắc bệnh không lây nhiễm; chú trọng các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh không lây nhiễm trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách của trung tâm y tế, trạm y tế về hướng dẫn dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm; hướng dẫn triển khai sinh hoạt câu lạc bộ tăng huyết áp; hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm; hướng dẫn thống kê báo cáo các căn bệnh này và tổ chức các đợt giám sát, chỉ đạo tuyến để hỗ trợ về chuyên môn … Còn tại các trạm y tế, để phát hiện bệnh không lây nhiễm, trong hoạt động khám chữa bệnh hàng ngày, trạm y tế kết hợp tổ chức khám sàng lọc, nếu nghi ngờ dấu hiệu mắc các bệnh, như: đái tháo đường, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính…sẽ giới thiệu lên tuyến trên để chẩn đoán xác định và có hướng dẫn điều trị bệnh phù hợp.

Cán bộ Trạm Y tế xã Yang Tao (huyện Lắk) hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc điều trị bệnh hen phế quản tại nhà

Ông Chu Đình Nghĩa, 60 tuổi, ở xã Ea M’Nang (huyện Cư M’gar) mắc bệnh tăng huyết áp hơn 10 năm nay. Định kỳ hàng tháng, ông đến Trạm Y tế xã Ea M’Nang để kiểm tra chỉ số huyết áp và lấy thuốc về nhà điều trị. Ông Nghĩa cho hay, nếu như trước đây khi Trạm Y tế xã Ea M’Nang chưa triển khai việc cấp thuốc tăng huyết áp định kỳ, hàng tháng con cháu phải dành thời gian để đưa ông đến bệnh viện huyện khám và cấp thuốc định kỳ. Mỗi lần đi như thế tôi thấy rất phiền cho con cháu lại tốn thời gian đi lại. Giờ thì thuận lợi rất nhiều cho người bệnh. Có điều, thuốc điều trị tăng huyết áp không phải lúc nào ở trạm cũng có đầy đủ, đôi khi tôi phải lên bệnh viện huyện vì ở trạm không có thuốc.

Toàn tỉnh hiện chỉ có 71/184 trạm y tế có hai nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp; 27/184 trạm y tế có 3 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp; trong 61 trạm y tế đang triển khai cấp phát thuốc điều trị đái tháo đường có 14 trạm có hai nhóm thuốc điều trị đái tháo đường, 19 trạm y tế có máy thử đường máu mao mạch. Đối với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh hen phế quản, hai bệnh này có tỷ lệ bệnh nhân được quản lý tại trạm rất thấp là do cán bộ trạm y tế chưa được tập huấn về dự phòng, thiếu trang thiết bị cho chẩn đoán và điều trị như: máy đo chức năng hô hấp đạt chuẩn, dụng cụ filter lọc khuẩn để giúp cho tuyến y tế cơ sở có thể chẩn đoán và quản lý theo dõi bệnh nhân chính xác. Thêm vào đó, do thiếu kinh phí nên hoạt động truyền thông chưa được bao phủ rộng rãi, dẫn đến người dân trên địa bàn chưa hiểu rõ về tác hại cũng như cách phòng tránh bệnh không lây nhiễm hoặc tâm lý người dân không muốn điều trị tuyến dưới, tự ý mua thuốc điều trị nên đôi khi khó quản lý…

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Lê Kim Huệ, số bệnh nhân được quản lý tại trạm rất thấp so với số lượt người trong tỉnh được phát hiện bệnh là do ngoài nguyên nhân một số bệnh nhân không tự giác chăm sóc bệnh, không ý thức bệnh thì nguyên nhân chính là do thiếu thuốc và trang thiết bị. Một số thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường ở một số trạm y tế không có, hoặc nếu có thì cấp cho trạm chưa đủ số lượng, chủng loại còn ít vì vậy công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng ở một số trạm chỉ dừng lại ở khâu tư vấn, khám phát hiện.

Để tháo gỡ những khó khăn này, rất cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương, cần có kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế, mua sắm máy móc, trang thiết bị cũng như hoạt động giám sát công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm thì mới có thể quản lý tốt bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng, giúp người dân có thể sống tốt, sống khỏe lâu dài với các căn bệnh này, điều này cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm biến chứng cho bệnh nhân và giảm các trường hợp tử vong./.

Mỹ Hạnh- Đình Thi

Giảm nghèo về thông tin Giảm nghèo về thông tin

Video Giảm nghèo về thông tin

Tăng cường hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận Bảo hiểm y tế

Chính thức tắt sóng 2G từ ngày 15/10/2024

 

Hội thao ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk

 

Hơn 6000 lượt người đến tham dự Triển lãm "Hoàng Sa - Trường Sa những bằng chứng lịch sử và pháp lý"

 

 

Tiểu phẩm tuyên truyền về Trung tâm điều hành đô thị thông minh

 

Phỏng vấn ông Hoàng Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Sở Nội vụ về công tác cải cách hành chính năm 2023

 

Phóng sự  Quyết định 3330 thúc đẩy chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025

 

Phỏng vấn Đại tá Nguyễn Quang Trung - Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Đắk Lắk Về Đề án “Xã biên giới sạch về ma túy”

 

Đài Truyền thanh thông minh góp phần nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền ở cơ sở trong tình hình mới

 

Liên hoan Truyền thanh cơ sở góp phần tuyên truyền Chỉ thị 07 của Ban Bí thư TƯ và Kế hoạch số 17 của Tỉnh ủy

 

Phỏng vấn Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Quốc Hiệp về Triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”

 

Lan tỏa triển lãm lưu động "Hoàng Sa -Trường Sa của Việt Nam  những bằng chứng lịch sử và pháp lý"

Phóng sự viêm da nổi cục

Phỏng vấn Giám đốc Sở TT&TT Trương Hoài Anh về chuyển đổi số

Phóng sự phòng đuối nước cho trẻ em

Phóng sự: Sáng lên từ ngọn lửa từ ấy

 

Chỉ số PAPI – Thước đo hiệu quả công tác quản lý, điều hành 

 

 

Ứng dụng công nghệ số trong thời kỳ đẩy mạnh cuộc cách mạng lần thứ tư

 

Thành phố Buôn Ma Thuột tập trung xây dựng nền hành chính hiện đại vì nhân dân phục vụ 

 

Huyện Buôn Đôn tập trung khắc phục tồn tại hạn chế trong cải cách hành chính

 

 

Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Lắk hướng tới mục tiêu “5 tại chỗ” 

 

Đắk Lắk đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Sêrêpốk

 

Hiệu quả của mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Sêrêpốk

 

Phần một: Những kết quả đạt được nhiệm kỳ 2015-2020 (Do đồng chí Phạm Minh Tấn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 trình bày tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025)

 

 

Hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân (Do đồng chí Phạm Minh Tấn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 trình bày tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025)

 

Mục tiêu, định hướng, tầm nhìn nhiệm kỳ 2020-2025 (Do đồng chí Phạm Minh Tấn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 trình bày tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025)

 

 

Các nhiệm vụ giải pháp (Do đồng chí Phạm Minh Tấn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 trình bày tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025)

 

Các nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2020-2025 (Do đồng chí Phạm Minh Tấn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 trình bày tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025)

 

Ba khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2020-2025 (Do đồng chí Phạm Minh Tấn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 trình bày tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025)

 

Em Vũ Quốc Anh học sinh của tỉnh Đắk Lắk đạt giải Nhì cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2020

 

107 công dân tại đắk lắk hoàn thành cách ly tập trung

 

 

Ấm áp cuộc sống trong khu cách ly tập trung

 

 

Bữa sáng 0 đồng ấm lòng dân nghèo mùa dịch covid-19

 

 

Chi trả tiền hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo

 

 

Đại hội đảng bộ khối các cơ quan, doanh nghiệp

 

 

Đắk Lắk tăng cường phòng, chống dịch

 

 

Buôn làng nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội

 

 

Sẵn sàng cho kỳ thi  tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2020

 

 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2020 diễn ra an toàn, nghiêm túc

 

 

Sinh viên ngành y tình nguyện xung kích tham gia chống dịch Covid-19

 

 

Cần có giải pháp nâng cao giá trị mặt hàng nông sản

 

 

Cần quyết liệt xử phạt hành chính với hành vi xả rác ra môi trường

 

 

Cần có giải pháp ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học đi lao động

 

 

Chuyển đổi cây trồng phù hợp thích ứng với biến đổi khí hậu

 

 

Đắk lắk phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2020

 

 

Đoàn giám sát của ban tổ chức trung ương làm việc với tỉnh đắk lắk

 

 

Hòa giải tại địa phương giảm thiểu vụ việc đưa nhau ra tòa án

 

 

 

Xử lý nghiêm người uống rượu, bia khi tham gia giao thông

 

 

 

Toàn cảnh báo chí năm 2019

 

Tỉnh Đắk Lắk quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

 

 

 

Hạn chế hoạt động vận tải nhằm phòng chống dịch Covid-19

 

Đoàn công tác của Ban CĐQG về phòng chống dịch bệnh kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Đắk Lắk

 

Tỉnh Đắk Lắk hướng tới xây dựng chính quyền điện tử

 

Công an tỉnh ra quân trấn áp tội phạm

 

Triển lãm lưu động "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" tại M' Drắk

 

 

Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP)
Văn phòng UBND tỉnh tuyên truyền nâng cao hiệu quả cải cách hành chính
Công an tỉnh tuyên truyền nâng cao hiệu quả cải cách hành chính
Chương trình thắp sáng đường quê
Đắk Lắk quan tâm hỗ trợ phong trào khởi nghiệp

 

 

Tiểu phẩm tuyên truyền cải cách hành chính
Cần chú trọng xây dựng văn hóa giao thông để hạn chế tai nạn giao thông
Thành phố Buôn Ma Thuột tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn nhằm kéo giảm tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông liên quan đến xe mô tô, xe máy ngày càng diễn biến phức tạp

Tình trạng phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi đến trường diễn ra phổ biến

 

Tai nạn giao thông tại huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk được kéo giảm trong 06 tháng đầu năm 2019
Liên hoan Truyền thanh cơ sở tỉnh Đắk Lắk lần thứ II – năm 2019

 

Video clip quảng bá chương trình bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019

 

Trailer Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019
Tăng cường thực hiện Chỉ thị 13 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk
Tăng cường thực hiện Chỉ thị 07 của UBND tỉnh Đắk Lắk về ngăn chặn tình trạng trẻ em bỏ học đi lao động xa nhà
Hãy cảnh giác với ký sinh trùng
Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Buôn Ma Thuột những nỗ lực khôi phục và giữ gìn - phần I
Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Buôn Ma Thuột những nỗ lực khôi phục và giữ gìn - phần II
Tuyên truyền về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên
Tuyên truyền về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên – Tiểu phẩm: Có thực mới vực được đạo
Tuyên truyền về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên – Tiểu phẩm: Không thể im lặng
Cuộc thi khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh: Thắp sáng những ước mơ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Làm gì để bảo vệ trẻ em trong thế giới công nghệ số
 
 
 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready