1. Hệ thống, bộ máy tổ chức của Chương trình
- Thành lập và kiện toàn bộ máy thực hiện chương trình từ cấp tỉnh đến xã, gồm: Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, huyện; Tổ Công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo; Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở cấp xã.
- Xây dựng quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo và Tổ Công tác; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ Công tác.
2. Công tác tuyên truyền vận động
- Tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, thường xuyên, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin, tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội hiểu rõ mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
- Sao gửi các văn bản của Trung ương về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cho các huyện qua đường công văn và qua thư điện tử để nghiên cứu triển khai thực hiện.
3. Công tác kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2011 trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2011, Ban Chỉ đạo giao trách nhiệm cho các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra địa phương triển khai thực hiện.
- Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng quý, năm; xây dựng các báo cáo …
4. Công tác tập huấn đào tạo
- Mục đích, yêu cầu: Công tác tập huấn đào tạo đội ngũ cán bộ chỉ đạo và vận hành chương trình là công tác hết sức quan trọng, quyết định thành công và hiệu quả của chương trình.
- Nội dung tập huấn là: Các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trình tự các bước tiến hành ở cấp xã; nội dung quy hoạch, phương pháp xây dựng đề án xã; cơ chế tài chính, cơ chế quản lý xây dựng nông thôn mới; Cách thức chỉ đạo - quản lý - bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp ở địa bàn xã; Các chính sách thúc đẩy và cách thức thu hút doanh nghiệp về nông nghiệp, nông thôn…
- Ban Chỉ đạo tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chỉ đạo và vận hành chương trình của tỉnh và cấp huyện, hoặc có thể đến một số xã.
- Giao cho UBND các huyện, thị xã và thành phố tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chỉ đạo và vận hành chương trình của huyện và xã. 5. Lập đề án xây dựng nông thôn mới
- Tiếp tục đôn đốc việc rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn các xã theo 19 tiêu chí và lập đề án nông thôn mới cấp xã, tổng hợp xây dựng đề án của cấp huyện và tỉnh.
- Mỗi huyện, thị xã và thành phố chọn 1-2 xã điểm để tập trung chỉ đạo, rút kinh nghiệm triển khai rộng.
6. Công tác quy hoạch nông thôn mới cấp xã
Lựa chọn xã lập quy hoạch mới hoặc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới:
- Lựa chọn các xã khác để lập quy hoạch trong năm 2011: UBND cấp huyện chọn các xã đã phân bổ theo kế hoạch; căn cứ lựa chọn là các xã phải nằm trong kế hoạch hoàn thành các tiêu chí vào năm 2015 và 2020 theo thứ tự ưu tiên; trong đó, mỗi huyện lựa chọn 1-2 xã điểm để tập trung chỉ đạo, rút kinh nghiệm triển khai rộng
Video Nông thôn mới
Xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam Chia sẻ định hướng phát triển cà phê đặc sản Việt Nam gắn với không gian thưởng thức cà phê Buôn Ma Thuột Chuyên gia hiến kế nâng tầm giá trị cà phê Việt Công bố xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao Hội thi Tuyên truyền viên giỏi Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk năm 2024
Xây dựng Nông thôn mới
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK
Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - P.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com
Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này