Xây dựng nông thôn mới từ nguồn lực của dân (30/08/2012, 09:52)
Từ vùng sâu, vùng xa...

Ea Súp là huyện vùng biên thực hiện chủ trương trên một cách có hiệu quả. Ông Nguyễn Đình Toản - Phó chủ tịch UBND huyện Ea Súp cho biết, nhờ có sức dân mà các cụm dân cư được mở rộng đến đâu, thì cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường giao thông được xây dựng đến đó. Cùng với hàng chục tỷ đồng Nhà nước đầu tư làm các tuyến đường nối trung tâm huyện với các xã vùng sâu, vùng xa như Ea Lê, Ea Rôk, Ya T’mốt…, người dân cũng đã huy động công sức để hoàn thiện thêm những con đường thôn, buôn ngày một đàng hoàng hơn. Là huyện nghèo nên sự đóng góp hàng năm của dân không lớn, chỉ vài chục triệu đồng cho mỗi lần huy động, nên bà con đã tự nguyện đóng góp thêm để xây dựng nhiều công trình phục vụ dân sinh, nhờ vậy bộ mặt nông thôn của vùng biên này không ngừng thay da, đổi thịt.
Nhiệm vụ phát triển giao thông luôn được chính quyền cùng người dân đặc biệt quan tâm, đưa vào chỉ tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng nhiệm kỳ của HĐND các xã. Nhờ vậy trong thời gian qua, nhất là giai đoạn 2008 đến nay, Ea Súp đã cơ bản hoàn thành mạng lưới giao thông  nối các điểm dân cư với tuyến  tỉnh lộ 1 đang được mở rộng và nối dài cho đến xã mới được thành lập Ia R’vê. Ông Phan Xuân Lĩnh - Bí thư Huyện ủy Ea Súp đánh giá: Bên cạnh sự đầu tư to lớn của Nhà nước cho một huyện vùng biên, thì phải nói rằng sức dân đóng góp xây dựng vùng đất này ngày càng giàu đẹp đã trở thành ý thức sâu đậm trong mỗi gia đình khi đến đây lập nghiệp. Bây giờ về Ea Súp, ai cũng thấy liền kề những cánh đồng lúa các xã Ea Lê, Ea Bung, Ea Rôk, Ea T’mốt… là những con đường lần lượt được bê tông hóa, dẫn vào các xóm làng trù phú được người dân đóng góp bằng chính hạt lúa mình làm ra. Những con đường như ô bàn cờ này không những phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân, mà còn được coi như “hạ tầng cơ sở” quan trọng cho việc “công nghiệp hóa” đồng ruộng màu mỡ trên bình nguyên rộng lớn. Ông Phạm Cẩm, một lão nông ở thôn 8 - xã Ea Lê cho hay, gia đình nào cũng làm vài ba mẫu ruộng, người ít nhất cũng 5-7 sào, nếu không làm những con đường như thế thì không đưa được máy móc xuống đồng. Vì thế, mỗi khi có chủ trương mở rộng và cứng hóa đường ở đây, bà con ai cũng đồng tình, ủng hộ. Nhiều người dân ở đây chia sẻ: cũng từ hạt lúa mà ra thôi, “lấy lúa nuôi lúa”, mỗi năm mỗi nhà vài tạ đóng vào làm việc công, vừa đẹp xóm, sạch làng lại vừa thuận tiện cho đời sống sản xuất thì ai mà không hưởng ứng, đồng tình.
Có thể nói, việc lấy sức dân để tạo điều kiện thuận lợi cho dân trong đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất và kinh doanh là chủ trương đúng đắn, ngày càng phát huy hiệu quả ở nhiều nơi. Nhất là những vùng kinh tế mới trên địa bàn Dak Lak. Không chỉ Ea Súp mà huyện Krông Năng cũng là một trong những điển hình về việc  huy động sức dân xây dựng lưới điện, đập thủy lợi vừa và nhỏ. Ông Trần Văn Bảo, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lộc cho rằng, nếu như cứ trông chờ vào Nhà nước thì hơn 12 nghìn hộ dân ở đây đã không vượt qua được những khó khăn trước mắt. Đó là vấn đề thủy lợi, hơn 1.200 ha cà phê, tiêu của bà con trồng lên không thể ngồi “chờ trời” mà phải chung tay nhau chia sẻ. Không đợi chủ trương của xã, người dân đã đóng góp làm 6 công trình thủy lợi nhỏ và vừa để tưới cho diện tích cà phê và hồ tiêu trong vùng. Hộ ông Mai Văn Thanh ở đây tỏ ra rất tâm đắc với cách làm này, ông bảo mô hình các hộ dân kết hợp để tự lo cho mình đã góp phần chia sẻ khó khăn với Nhà nước trong bối cảnh kinh phí còn hạn hẹp như hiện nay.
Nhờ vậy đã giải quyết được tình trạng thiếu nước trầm trọng cho cây trồng thường xảy ra vào mùa khô. Hơn thế, nếu làm tốt chủ trương này thì sẽ cải thiện được đời sống dân sinh, nâng cao thu nhập cho từng hộ gia đình, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Hướng đi này hết sức phù hợp trong điều kiện hiện nay, vấn đề còn lại là sự đồng thuận của lòng dân với ý chí lãnh đạo, quản lý của các cấp chính quyền. Bởi dù sao nguồn lực của dân cũng là nguồn lực của xã hội, phải biết khơi gợi và sử dụng nguồn lực ấy như một sức mạnh nội tại để xây dựng cuộc sống giàu đẹp hơn.


Người dân đóng góp công sức để cùng Nhà nước bê tông hóa đường giao thông vào xã vùng biên Ea R’vê - Ea Súp

... Đến vùng ven đô Buôn Ma Thuột

Những xã như Ea Kao, Ea Tu, Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Thuận… (TP. Buôn Ma Thuột) cũng được đánh giá làm tốt việc huy động nguồn lực trong dân để xây dựng nông thôn mới. Ông Phan Như Mạo - Trưởng phòng Kinh tế TP Buôn Ma Thuột đánh giá: ngoài lợi thế gần trung tâm hành chính, chính trị và văn hóa của tỉnh, nên hầu hết các hộ gia đình ở đây được thụ hưởng nhiều thành quả từ quá trình đô thị hóa mang lại như: điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, thương mại - dịch vụ và giao thông… họ còn chủ động cùng với chính quyền địa phương đóng góp hàng chục tỷ đồng xây dựng và hoàn thiện dần nhiều công trình phục vụ dân sinh trên địa bàn như hệ thống đường liên thôn, liên gia, cây xanh, công trình thoát nước, khu sinh hoạt thể thao - văn hóa. Hơn thế, trong công cuộc xây dựng đời sống nông thôn mới, chính quyền và người dân vùng ven đô Buôn Ma Thuột đã có cùng nhận thức rằng, tìm cách thoát nghèo để vươn lên làm giàu, đóng góp nhiều cho cộng đồng, xã hội mới thật sự là điều cốt lõi. Bởi theo bộ tiêu chí của Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới thì vấn đề giảm nghèo được đánh giá là một trong 19 tiêu chí quan trọng, có ý nghĩa “thành - bại” đối với chương trình trên.
Vì vậy, trong thời gian qua, TP. Buôn Ma Thuột đã tập trung nguồn lực để đạt được tiêu chí này. Bí thư Thành ủy TP. Buôn Ma Thuột Trần Ngọc Tuấn cho biết, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay chỉ còn khoảng 6%,  những năm tiếp theo thành phố tiếp tục phấn đấu hạ tỷ lệ hộ nghèo ở đây xuống thấp hơn nữa. Để làm được điều đó, các phường, xã đều xây dựng nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo trong từng năm, từng nhiệm kỳ lãnh đạo. Nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cho người dân sản xuất và kinh doanh được các địa phương, nhất là các xã ngoại ô thực hiện có hiệu quả. Ông Phan Như Mạo cho biết, nhiều mô hình trang trại nuôi hươu lấy nhung (Cư Êbur), gà thả vườn, heo hướng nạc (Ea Kao, Hòa Thuận, Hòa Thắng….) đã tạo điều kiện cho hàng trăm hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu. T
Xây dựng Nông thôn mới Xây dựng Nông thôn mới

Video Nông thôn mới

Xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam

 

Chia sẻ định hướng phát triển cà phê đặc sản Việt Nam gắn với không gian thưởng thức cà phê Buôn Ma Thuột

 

 

 

Chuyên gia hiến kế nâng tầm giá trị cà phê Việt

 

 

Công bố xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

 

 

Công bố xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

 

 

 

Công bố xã Cư Êbur , TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

 

 

Cần tư duy hợp tác để sản xuất nông nghiệp bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm

 

Hội thi Tuyên truyền viên giỏi Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk năm 2024

 

Đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

 

 

Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ 2 năm 2024 thu hút hơn 200.000 lượt người dân, du khách tham gia

 

 

Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

 

Sầu riêng Đắk Lắk niên vụ 2024: Tiếp tục chú trọng quản lý chất lượng

 

 

Phát huy hiệu quả tiềm năng của cây vải thiều trên địa bàn Đắk Lắk

 

 

Phát huy tiềm năng sẵn có nhằm gia tăng giá trị ngành hàng lúa gạo

 

Tổng kết thử nghiệm mô hình “Giải pháp lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất”

 

 

Phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng

 

 

Khuyến khích người dân sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ, bền vững

 

 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - P.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready