Khi già làng "xắn tay" xây dựng nông thôn mới (03/08/2016, 10:14)

Mỗi khi trong buôn có việc, hầu như suốt đêm hôm đó, hai già Y D'ăm H'Long và A Ma Men thường khó ngủ. Thời điểm con gà đầu tiên trong buôn Khanh cất tiếng gáy, họ đã có mặt nơi nhà rông để chuẩn bị các công việc cần làm. Tâm sự với chúng tôi, các già bảo, xã, huyện luôn quan tâm đến đời sống của đồng bào, nhất là trong việc xây dựng nông thôn mới, vậy nên, những bậc "cây cao bóng cả" phải gương mẫu và có trách nhiệm động viên dân buôn chia sẻ công việc chung.

2iua_15a
Nhờ đưa các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đời sống người dân Cư Pui ngày càng được nâng cao. Ảnh: Lê Vân

 "Nông thôn mới làm vui cái bụng người dân"

Con đường từ trung tâm xã Cư Pui (huyện Krông Bông, Đắk Lắk) vào buôn Khanh của già Y D'ăm H'Long nay không còn lởm chởm, lầy lội bùn đá như trước vì đã được bê tông hóa theo chương trình nông thôn mới (NTM). Già cho biết, giờ đây, không chỉ riêng buôn Khanh mà tất cả các buôn làng ở Cư Pui đã có đường đẹp, có điện thắp sáng và công trình cấp nước sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt, sản xuất.

"Chương trình NTM làm vui cái bụng người dân, vì nó làm cho bộ mặt buôn làng hoàn toàn đổi khác. Giờ gia đình nào cũng có nhà cửa khang trang, kiên cố, ánh điện bừng sáng khi màn đêm buông xuống. Các công trình trường học, trạm y tế, thủy lợi, nước sạch được xây dựng và phát huy hiệu quả. Nếu không có NTM thì Cư Pui không được như hôm nay…" - già Y D'ăm tâm sự.

Tiếp lời già làng Y D'ăm, ông Ama Kur, Trưởng buôn Khanh cho chúng tôi biết, khi nói về sự chuyển mình của vùng sâu, vùng xa như buôn Khanh nói riêng, xã Cư Pui nói chung, người dân nơi đây luôn nhắc đến công sức của các già làng trong vai trò nòng cốt vận động đồng bào Mơ Nông, Ê Đê, Mông... tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào xây dựng NTM. "Điển hình như già Y D'ăm đã đến từng nhà vận động đồng bào thực hiện nếp sống văn hóa tại khu dân cư, thực hiện đời sống mới, từ bỏ những tập tục lạc hậu.

Già còn vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo..." - Trưởng buôn Ama Kur tự hào cho biết thêm - "Già Y D'ăm còn tích cực vận động nhân dân đóng góp công sức, tài sản, đất đai và tiền của để tham gia xây dựng NTM. Ở buôn Khanh, nhờ sự vận động của già mà nhiều hộ đã hiến hàng trăm mét vuông đất, có hộ đóng góp hàng triệu đồng làm đường, xây dựng trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng…".

tilq_15b
 Lễ cầu mùa của dân tộc Ê Đê được tổ chức tại xã Cư Pui.  Ảnh: Lê Vân

Cũng giống như già Y D'ăm, già làng A Ma Men, cùng ở buôn Khanh cũng tích cực tham gia các hoạt động của buôn, của địa phương. Từ khi chương trình xây dựng NTM được phát động, già A Ma Men cùng già Y D'ăm và Trưởng buôn Ama Kur kiên nhẫn đến từng gia đình vận động tham gia đóng góp ngày công, hiến đất làm đường, đóng góp tiền của xây dựng các công trình phúc lợi xã hội khác. "Nhờ có sự đồng thuận của bà con trong thực hiện phong trào xây dựng NTM nên đến nay, đường giao thông nối buôn Khanh với trung tâm xã đã được bê tông hóa; cảnh quan, môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, đồng bào trong buôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh…" -  già A Ma Men phấn khởi nói.

Khó vạn lần dân liệu cũng xong

Chia sẻ về kinh nghiệm vận động quần chúng chung tay xây dựng NTM, ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Cư Pui cho chúng tôi biết, hiện dân số của xã lên đến 13.000 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có khá nhiều đồng bào di cư từ nơi khác đến. Thời kỳ đầu, thực hiện chương trình xây dựng NTM, các ban, ngành chức năng trong xã không tránh khỏi bỡ ngỡ, lúng túng do nhiều người chưa hiểu thấu đáo lợi ích của NTM đem lại cho mình nên còn e ngại, chần chừ và có tư tưởng trông chờ ỷ lại.

Sau một thời gian triển khai quán triệt các văn bản, nghị quyết của cấp trên về xây dựng NTM, cán bộ và nhân dân trên địa bàn mới hiểu rõ xây dựng NTM là mình phải tự làm vì mình là người hưởng lợi trực tiếp, còn Nhà nước chỉ đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ. "Cái bụng đã thông nhờ sự vào cuộc, tuyên truyền sâu rộng của cấp ủy, chính quyền cùng với uy tín, trách nhiệm của các bậc già làng, trưởng bản đã thu hút được đông đảo bà con nhiệt tình hưởng ứng và làm theo. Sau 5 năm triển khai chương trình NTM, trong tổng số vốn đầu tư gần 88 tỷ đồng thì tỷ lệ đóng góp của nhân dân không hề nhỏ. Đặc biệt, mặc dù còn nghèo, nhưng đồng bào đã tham gia hàng ngàn ngày công lao động, tự nguyện hiến trên 153.000m2 đất để làm đường và các công trình phúc lợi công cộng…" - Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tâm bộc bạch với chúng tôi.

"Từ một xã vùng sâu, vùng xa, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, nhờ chương trình xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn của Cư Pui ngày một khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Kết quả đáng mừng này có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ già làng, trưởng bản. Họ đã cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất, quyết tâm làm thay đổi diện mạo quê hương...".

Chủ tịch UBND xã Cư Pui - ông Nguyễn Văn Tâm chia sẻ.

Trao đổi về vai trò của các già làng, người có uy tín ở địa phương trong thực hiện chương trình xây dựng NTM, Chủ tịch Nguyễn Văn Tâm khẳng định, việc phát huy vai trò của các bậc "cây cao bóng cả" là nhân tố hết sức quan trọng. Từ sự vào cuộc của các già làng, trưởng bản, đồng bào các dân tộc trong xã hiểu được bản chất tốt đẹp cũng như tính nhân văn của chương trình, qua đó đã tự nguyện đóng góp sức người, sức của cho công cuộc xây dựng NTM ở địa phương.

Đặc biệt, các già làng, người có uy tín ở Cư Pui luôn là người đi đầu trong tổ chức sản xuất theo phương pháp khoa học mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đỡ, hướng dẫn nhiều người trong làng, buôn áp dụng các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, ứng dụng cơ giới hóa và đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất để nâng cao đời sống.

Xây dựng Nông thôn mới Xây dựng Nông thôn mới

Video Nông thôn mới

Xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam

 

Chia sẻ định hướng phát triển cà phê đặc sản Việt Nam gắn với không gian thưởng thức cà phê Buôn Ma Thuột

 

 

 

Chuyên gia hiến kế nâng tầm giá trị cà phê Việt

 

 

Công bố xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

 

 

Công bố xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

 

 

 

Công bố xã Cư Êbur , TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

 

 

Cần tư duy hợp tác để sản xuất nông nghiệp bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm

 

Hội thi Tuyên truyền viên giỏi Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk năm 2024

 

Đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

 

 

Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ 2 năm 2024 thu hút hơn 200.000 lượt người dân, du khách tham gia

 

 

Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

 

Sầu riêng Đắk Lắk niên vụ 2024: Tiếp tục chú trọng quản lý chất lượng

 

 

Phát huy hiệu quả tiềm năng của cây vải thiều trên địa bàn Đắk Lắk

 

 

Phát huy tiềm năng sẵn có nhằm gia tăng giá trị ngành hàng lúa gạo

 

Tổng kết thử nghiệm mô hình “Giải pháp lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất”

 

 

Phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng

 

 

Khuyến khích người dân sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ, bền vững

 

 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - P.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready