Nguyên là chiến sĩ của Trung đoàn tên lửa 285, sau thời gian tại ngũ, chàng thanh niên Trần Duy Niêm trở về quê hương tại huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) tiếp tục lao động sản xuất. Đến năm 1987, ông làm đơn tình nguyện, đưa gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới ở thôn Nhân Giang, xã Yang Mao (huyện Krông Bông).
Huyện Krông Pak hiện có trên 18.300 ha cà phê kinh doanh, trong đó có hơn 10.000 ha cà phê già cỗi, năng suất thấp. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây cà phê, từ năm 2007 đến nay ngành Nông nghiệp huyện đã phối hợp với các ngành liên quan xây dựng nhiều mô hình trình diễn cải tạo vườn cây.

Sinh ra và lớn lên tại xã Thạch Đỉnh, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), năm 1982, chị Nguyễn Thị Oanh cùng gia đình vào Dak Lak xây dựng kinh tế mới tại tổ dân phố 1, thị trấn M’Drak (huyện M’Drak). Tài sản lúc bấy giờ của gia đình chị chỉ có vẻn vẹn 30.000 đồng và được Nhà nước hỗ trợ, cấp cho 6 tháng gạo ăn cùng 1 sào đất làm lúa nước. Những khó khăn về lương thực, nhà ở bước đầu được giải quyết, song vì chưa quen với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất mới, các thành viên trong gia đình chị lần lượt bị những trận sốt rét hành hạ tưởng chừng không qua khỏi. Một số gia đình khác vì không thể vượt qua được khó khăn, vất vả đã quay trở về quê sinh sống, nhưng gia đình chị vẫn quyết tâm bám trụ trên quê hương mới.

Xác định việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng là nhiệm vụ trọng tâm, Chi hội Phụ nữ thôn 9, xã Ea Lai (huyện M’Drak) đã xây dựng kế hoạch, lựa chọn các loại hình phát triển kinh tế gia đình phù hợp với thế mạnh của địa phương và vận động chị em đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ…
Hướng đến nền nông nghiệp tiên tiến, ngành nông nghiệp không ngừng được đầu tư, phát triển từng bước nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, cũng đã nảy sinh nhiều hạn chế bất cập, trong đó có thể kể đến là tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch còn cao. Do vậy, việc đẩy mạnh cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất không chỉ góp phần giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất mà còn là giải pháp tích cực, hiệu quả trong giảm thất thoát sau thu hoạch.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được chọn là đơn vị làm điểm của tỉnh Đắk Lắk. Cho đến nay, xã Ea Kao đã đạt 7/19 tiêu chí nông thôn mới, căn cứ tình hình thực tế xã đã đăng ký trong năm 2012 sẽ phấn đấu đạt thêm 5 tiêu chí và phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
Sáng 23-11, Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) đã tổ chức họp thẩm tra Tờ trình, Đề án và dự thảo Nghị quyết về việc làm và dạy nghề tỉnh Dak Lak giai đoạn 2012-2015.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 – 2015, Ban đại diện Hội Người cao tuổi ( NCT) tỉnh ta đã ký kết chương trình phối hợp số 15 với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh(CTPH/NCT–SNNPTNT)ngày 14/6/2012 về“ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới”giai đoạn 2011 – 2015.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM), tính đến giữa tháng 11-2012, trên địa bàn toàn tỉnh mới chỉ có 6/152 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Nằm ven TP. Buôn Ma Thuột, xã Ea Tu có nhiều lợi thế khi phát triển nghề chăn nuôi; trong đó, nuôi thỏ khép kín đang được xem là mô hình vừa có triển vọng về kinh tế, vừa phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp đô thị.

Video Nông thôn mới
Xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam
Chia sẻ định hướng phát triển cà phê đặc sản Việt Nam gắn với không gian thưởng thức cà phê Buôn Ma Thuột
Chuyên gia hiến kế nâng tầm giá trị cà phê Việt
Công bố xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Hội thi Tuyên truyền viên giỏi Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk năm 2024