
Quê gốc ở tỉnh Hà Nam, năm 2000 anh Đỗ Văn Tiến đưa gia đình vào buôn K’Doh, xã Ea Tar (huyện Cư M’gar) xây dựng kinh tế mới với tài sản chỉ có 2 sào đất trũng, ngập nước. Nhận thấy, đặc điểm của mảnh đất rất phù hợp với mô hình VAC, vợ chồng anh đã đầu tư tiền đào ao thả cá, số bùn đất dư khi đào ao anh đã tận dụng đổ lên những chỗ trũng khác. Khi mảnh vườn đã được lấp đất cao, anh đưa các loại cây hoa màu vào trồng và kết hợp với làm chuồng chăn nuôi heo.
Trong số 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, qua kết qủa rà soát, đánh giá, xã Ea Hiao (huyện Ea H’leo) mới đạt được 2 tiêu chí. Với con số này, Ea Hiao còn “nặng gánh” trên lộ trình trở thành xã nông thôn mới vào năm 2020, trong đó khó khăn nhất là các tiêu chí về kết cấu hạ tầng cơ sở khi đây là địa phương có tỷ lệ đường giao thông được nhựa hóa thấp nhất của huyện Ea H’leo.
Là trụ cột chính của một gia đình gồm 6 khẩu, trong đó có 1 con trai thứ ba bị khuyết tật tứ chi bẩm sinh, ông Y Tớ Byă (tên thường gọi là Ama H’Nga) ở buôn Tliêr, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) đã không cam chịu cảnh đói nghèo, bằng nghị lực và sự cần cù đã vươn lên làm giàu chính đáng.
UBND tỉnh vừa có quyết định miễn thu thủy lợi phí đối với hơn 69.311 ha cây trồng các loại trên địa bàn Dak Lak năm 2012, tương đương số tiền gần 52 tỷ đồng.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, không như nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp THPT phải vào được cánh cửa đại học, Nguyễn Đức Phước, Phó bí thư Đoàn xã Ea Tân (huyện Krông Năng) lại quyết tâm làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Với bản tính cần cù, chịu khó, Phước đã bàn với gia đình vay vốn mua 4 ha đất trồng cà phê. Để cây cà phê đạt năng suất cao, Phước đã không ngại khó, ngại khổ đi tham quan học tập nhiều mô hình trang trại làm ăn hiệu quả trong tỉnh và nhiều địa phương khác cũng như tìm hiểu phương pháp, kỹ thuật chăm sóc cây cà phê qua sách báo, mạng Internet. Nhờ vậy, diện tích cà phê của gia đình Phước luôn cho năng suất cao hơn hẳn nhiều hộ dân trong xã: với 4 ha thu hoạch được từ 14-15 tấn nhân.
Hội Phụ nữ xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) hiện có trên 2.630 hội viên, sinh hoạt ở 14 chi hội, trong đó có 7 chi hội đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống hội viên còn nhiều khó khăn với 187 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hội.
Những năm qua, tuổi trẻ các dân tộc huyện Krông Ana đã phát huy tính tiên phong, xung kích, tình nguyện, tích cực tham gia hoạt động trên các lĩnh vực, tạo nên phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, bước đầu thực hiện thắng lợi phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” do Đoàn phát động.
Từ năm 2007, thông qua Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ phát triển bò cái sinh sản bền vững cho 10 hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở buôn Krail (xã Bông Krang, huyện Lak). Chương trình đã tạo động lực giúp bà con tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Mặc dù thời gian gần đây, ngành chăn nuôi gặp không ít khó khăn, nhưng nhiều chủ trang trại, gia trại trong tỉnh vẫn gắn bó với nghề, một số hộ có những cách làm hay, không chỉ duy trì được sản xuất mà còn phát triển kinh tế gia đình một cách hiệu quả.

Đảm nhận vai trò Tổ trưởng tổ dân phố 1, thị trấn M’Drak (huyện M’Dark) khi tuổi đã xế chiều, ông Nguyễn Cao Thanh bằng sự nhiệt tình, trách nhiệm và những việc làm thiết thực đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Video Nông thôn mới
Xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam
Chia sẻ định hướng phát triển cà phê đặc sản Việt Nam gắn với không gian thưởng thức cà phê Buôn Ma Thuột
Chuyên gia hiến kế nâng tầm giá trị cà phê Việt
Công bố xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Hội thi Tuyên truyền viên giỏi Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk năm 2024