Anh Ngô Văn Lợi, chủ hộ 8 ha cà phê và tiêu tại thị trấn Quảng Phú, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đắk Lắk.
Anh Ngô Văn Lợi, chủ hộ 8 ha cà phê và tiêu tại thị trấn Quảng Phú, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ năm 2007-2011, gia đình anh có 3 ha trồng cà phê nhưng hầu như năm nào thu nhập cũng chỉ đủ trang trải chi phí.
Theo anh Lợi, vì thâm canh theo tư duy cũ nên hầu như không biết đến tính toán kinh tế. Vì vậy, mặc dù năng suất thu hoạch đạt 3-4 tấn/ha/vụ và giá bán cà phê những năm 2009-2011 dao động từ 32-36 triệu đồng/tấn (so với giá hiện nay là 30-31 triệu đồng/tấn) nhưng gia đình anh vẫn không có lãi.
Sau khi được tham dự các chương trình tập huấn của Bộ NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các nhà thu mua cà phê như Nestle về phương pháp canh tác mới, chỉ sau 5 năm, gia đình anh đã tích luỹ và vay vốn ngân hàng mua thêm được 5 ha đất, nâng tổng diện tích đất lên 8 ha.
Từ những kiến thức đã được tập huấn, anh bắt đầu tính toán để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác. Cụ thể là đầu tư máy tưới cà phê để tiết kiệm nước, điện, nhân công và phân bón; đầu tư tái canh 2 ha cà phê giống cũ và đã cằn; tiến hành trồng xen canh 4 ha cà phê với cây hồ tiêu, cây bơ; thuê nhân công thu hoạch đúng thời điểm cà phê chín rộ…Chính từ những tính toán hợp lý đó đã giúp anh chỉ sau 5 năm từ một hộ nông dân nghèo đã có doanh thu hàng năm lên hơn 3 tỷ đồng và lãi từ 600-800 triệu đồng/năm.
Biết làm nông nghiệp bền vững
PGS.TS Mai Thành Phụng, nguyên Trưởng bộ phận Thường trực, Trung tâm khuyến nông quốc gia, một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng, để phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế thị trường, phát triển xuất khẩu, người nông dân phải tự chủ thực sự trên mảnh đất của mình. Tức là không ai khác mà chính họ phải là người quyết định trồng cây gì, nuôi con gì, đầu tư như thế nào và bán sản phẩm đó cho ai để từ đó biết làm nông nghiệp hiệu quả và bền vững.
Cụ thể, để nâng cao thu nhập, người nông dân cần phải biết giải bài toán đầu ra, đầu vào như một doanh nhân thực sự. Có như vậy, từ chỗ tự chủ, họ sẽ sáng tạo và biết tính toán bài toán kinh tế cho dự án gia đình của mình. Bên cạnh đó, không chỉ có thu nhập ngay trong một vài vụ mà họ phải biết tính toán để phát triển thu nhập lâu dài và bền vững.
Đơn cử như cây cà phê tại Tây Nguyên, nếu tính toán, bà con sẽ biết cách áp dụng các kỹ thuật như chọn giống, phân bón, tưới nước để cây cho năng suất ổn định trong suốt thời kỳ sinh trưởng là 25 năm, thay cho việc tận thu những năm đầu, sau đó những năm còn lại trở thành cây cằn, cho năng suất thấp.
Tuy nhiên, để từng bước thay đổi tư duy canh tác, sản xuất cho người nông dân, rất cần đến sự hỗ trợ từ các chính sách vĩ mô của Nhà nước, các các ban ngành và của cả những doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Về ý thức phát triển nông nghiệp bền vững nói chung và cây cà phê bền vững nói riêng, theo PGS.TS Mai Thành Phụng, hiện nay người nông dân đang nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các DN thu mua cà phê trong nước. Điển hình như dự án NESCAFE’ Plan đã hỗ trợ cho 19.000 nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai 11 triệu cây giống cà phê, ngoài ra 21.000 nông dân được tập huấn kỹ thuật dựa trên nền tảng của bộ quy tắc quốc tế 4C (tính đến hết năm 2015). Tập đoàn Intimex cũng đã nâng diện tích cà phê 4C lên gần 30.000 ha với sự tham gia của 20.000 hộ dân và đạt sản lượng 110.000 tấn.
Nói về sự hỗ trợ của doanh nghiệp, anh Đặng Ngọc Phát, nông dân tại thôn Tiến Phát, xã Quảng Tiến, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đắk Lắk, một trong những nhóm trưởng của dự án NESCAFE’ Plan tại Đắk Lắk cho biết, sau khi được tập huấn chương trình 4C, bà con nông dân không chỉ được hỗ trợ kỹ thuật, cây giống, phương pháp tưới nước để giảm chi phí đầu vào và đặc biệt được hỗ trợ 300 đồng/kg, mà chương trình còn cấp cho mỗi hộ 1 cuốn sổ nhật ký để theo dõi về kỹ thuật và thu chi, đồng thời tập huấn cho bà con về phương pháp tính toán để sản xuất có lời.
Chương trình còn tập huấn, hướng dẫn bà con cách khai thác năng suất của cây cà phê lâu dài và đáp ứng các yêu cầu về phát triển nông nghiệp xanh, sạch và bền vững.
Theo Chinhphu.vn
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 2 tháng 7/2025) (10/07/2025, 11:30)
- Tổ chức thực hiện Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (08/07/2025, 15:40)
- Tổ chức Vòng bán kết, vòng chung kết Cuộc thi tìm kiếm tài năng View Idol – Tỏa sáng theo cách của bạn – Sự kiện kết nối Tây Nguyên (07/07/2025, 10:24)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 1 tháng 7/2025) (03/07/2025, 10:23)
- Triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” năm 2025 (03/07/2025, 09:24)
- Kế hoạch tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk (02/07/2025, 10:25)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 4 tháng 6/2025) (27/06/2025, 11:06)
- Triển khai thực hiện Công văn số 5685/VPCP-NC ngày 23/6/2025 của Văn phòng Chính phủ (25/06/2025, 16:51)
- Triển khai học tập pháp luật giao thông trên Nền tảng “Bình dân học vụ số” (25/06/2025, 16:39)
- Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 diễn ra tại tỉnh Đắk Lắk (25/06/2025, 16:20)
- Chủ động thực hiện Phương án kết thúc hoạt động của các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo thẩm quyền (25/06/2025, 08:46)