Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh tiền ảo với tư cách là tiền tệ, phương tiện thanh toán.
Cụ thể, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt; đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đã phối hợp bổ sung chế tài xử lý hình sự đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp vào Bộ luật Hình sự.
Theo đó, Khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12-11-2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về phương tiện thanh toán như sau:
“Khoản 6: Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của NHNN;
Khoản 7: Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này”.
Cùng với đó, Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12-11-2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về hành vi bị cấm bao gồm: “Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp”.
Như vậy, theo các quy định của pháp luật đã dẫn, bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán bị cấm tại Việt Nam.
Về chế tài xử lý vi phạm, theo quy định tại Khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 - 200 triệu đồng.
Đồng thời, từ ngày 1-1-2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Theo chinhphu.vn
- Đắk Lắk triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 (11/07/2025, 16:51)
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Đào Mỹ làm việc với Sở Công Thương (11/07/2025, 16:15)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (11/07/2025, 11:04)
- Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phải trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh Đắk Lắk (11/07/2025, 08:00)
- Đắk Lắk công bố 4 nền tảng số phục vụ chính quyền địa phương hai cấp (10/07/2025, 18:24)
- Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chế độ chính sách sau sắp xếp đơn vị hành chính (10/07/2025, 17:14)
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Mỹ làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (10/07/2025, 14:47)
- Sơ kết công tác ngành Nội chính Đảng 6 tháng đầu năm 2025 (10/07/2025, 14:04)
- Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị lần thứ nhất (10/07/2025, 13:12)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 2 tháng 7/2025) (10/07/2025, 11:30)
- Toàn quốc đã hỗ trợ xóa 264.522 căn nhà tạm, nhà dột nát (09/07/2025, 19:24)