Với mục tiêu tăng thu nhập cho bà con nông dân trồng cà phê, đa dạng cây trồng và bảo tồn môi trường, dự án NESCAFÉ Plan của công ty Nestlé Việt Nam đã giới thiệu và phát triển mô hình xen canh tối ưu cho cây cà phê thành chương trình được áp dụng đại trà tại các vườn cà phê của nông dân khu vực Tây Nguyên.
Đây là một giải pháp rất hữu hiệu giúp người nông dân có thể bảo đảm thu nhập trước thực trạng cây cà phê già cỗi, cho năng suất thấp, giảm thu nhập của người nông dân.
Với các loại cây trồng xen như tiêu, sầu riêng, bơ…, người nông dân có thể tăng hiệu quả sử dụng đất một cách tối ưu, tăng thêm thu nhập, cải thiện đa dạng môi trường sinh thái.
Để phát triển mô hình này, các chuyên gia nông nghiệp Nestlé sẽ hướng dẫn người nông dân về mật độ hợp lý giữa các loại cây trồng xen trên cùng một đơn vị diện tích để tối ưu việc sử dụng đất và thu hoạch.
Tiếp theo là bước giám sát và đánh giá hiện trạng thực hành nông nghiệp so sánh với mô hình xen canh. Các buổi hội thảo tại vườn mẫu cũng được tổ chức nhằm giới thiệu và giải thích lợi ích và giá trị gia tăng khi áp dụng mô hình xen canh phù hợp so với thực hành truyền thống.
Sau hơn 4 năm triển khai (từ năm 2012 cho đến nay), đã có 16.000 nông dân áp dụng mô hình xen canh do Nestlé giới thiệu, đạt tỉ lệ 70% áp dụng sau tập huấn. Nông dân trồng cà phê có thể tăng thêm 100% thu nhập từ cây trồng xen (với mức 25% tiêu xen/1 ha).
Cụ thể trong 1 ha cà phê nếu xen canh cây tiêu sẽ trồng được 278 cây cho năng suất 1,2 tấn và đem lại thu nhập 7.000 USD (47%), tương đương với tổng thu nhập của cây cà phê cũng là 47%. Trồng xen canh cây sầu riêng sẽ cho 2 tấn và thu nhập gần 1.000 USD (6%). Như vậy, việc xen canh các loại cây trồng khác không chỉ có tác dụng cải tạo đất, tạo điều kiện thúc đẩy sinh trưởng cho cây cà phê mà còn giúp thu nhập của người nông dân trồng cà phê tăng đáng kể.
Được triển khai tại Việt Nam từ năm 2011, dự án NESCAFÉ Plan với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững đã có những đóng góp đáng kể để nâng cao chất lượng và sản lượng của cây cà phê Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống cho khoảng 500.000 nông dân trồng cà phê. Cho tới nay, dự án đã phân phối trên 14 triệu cây giống cho năng suất cao, kháng bệnh tới người nông dân giúp tái canh cây cà phê, khắc phục tình trạng cây cà phê già cỗi, tổ chức trên 2.875 khóa tập huấn về kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho 33.000 nông dân, giúp cho 21.000 nông dân đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C,
Theo chinhphu.vn
- Kế hoạch tổ chức Chương trình Hành trình Đỏ lần thứ XIII và Chiến dịch những “Giọt Hồng Tây Nguyên” năm 2025 (22/05/2025, 10:09)
- Tổng kết các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (21/05/2025, 14:41)
- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp và hỗ trợ nông hộ nhỏ sản xuất cà phê và hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên (20/05/2025, 16:30)
- Công bố đường dây nóng và email tiếp nhận, xử lý thông tin Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (17/05/2025, 18:07)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 2 tháng 5/2025) (16/05/2025, 10:19)
- Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (15/05/2025, 15:26)
- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (15/05/2025, 10:27)
- Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Đắk Lắk năm 2025 (13/05/2025, 15:42)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 1 tháng 5/2025) (09/05/2025, 10:23)
- Tuyên truyền Cuộc thi tìm hiểu về 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/05/2025, 16:21)
- Tuyên truyền Kết luận số 137- KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị (06/05/2025, 16:16)