Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh luôn chú trọng công tác cải cách hành chính và xem đây là khâu quan trọng nhằm tạo bước đột phá vượt bậc trong phục vụ đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh. Từ việc triển khai thực hiện theo cơ chế ‘‘một cửa’’ tiến đến ‘‘một cửa liên thông’’ và mới đây nhất là ứng dụng giao dịch BHXH điện tử đã đem lại những hiệu quả tích cực trên các lĩnh vực BHXH góp phần tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian của tổ chức, cá nhân trong thực hiện các thủ tục hành chính đóng góp vào sự phát triển kinh tế, hoàn thành mục tiêu thực hiện chính sách an sinh - xã hội của tỉnh.
Cải cách thủ tục để quản lý và phục vụ tốt hơn
Từ năm 2012, BHXH Đắk Lắk là một trong 12 tỉnh thành mạnh dạn triển khai thí điểm phương án chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng qua hệ thống Bưu điện, từ đó đến nay tính bình quân hàng tháng Bưu điện chi trả cho 18.660 đối tượng tại tất cả các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh, đồng thời tổ chức hướng dẫn, tư vấn quyền lợi cho người được thụ hưởng. Trong 6 tháng đầu năm 2016, BHXH tỉnh tiếp nhận 90.548 hồ sơ, trong đó tiếp nhận qua bưu điện 23.900 hồ sơ và giao dịch điện tử 742 hồ sơ. BHXH tỉnh đã giải quyết và trả kết quả đúng thời hạn cho 70.596 hồ sơ. Trong đó, hồ sơ trả qua đường bưu điện là 30.456 hồ sơ, qua giao dịch điện tử 345 hồ sơ, và 2.790 hồ sơ đang chờ bổ sung thêm để hoàn thiện.
Nhân viên Bưu điện huyện Lắk đang tư vấn về BHXH cho người dân tại trụ sở.
Đặc biệt, từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, BHXH tỉnh đã tích cực thực hiện công tác này với tinh thần phục vụ người dân tốt nhất. Trong năm 2015, BHXH tỉnh đã tái thiết kế quy trình nghiệp vụ của ngành trên 5 lĩnh vực (thu, sổ thẻ, chính sách BHXH, chính sách BHYT, tài chính kế toán); rà soát lại các thủ tục hành chính và đã giảm được từ 115 thủ tục hành chính xuống còn 33 thủ tục hành chính. Trong đó, đã giảm được 76% thành phần hồ sơ so với trước lúc cải cách; giảm 89% chỉ tiêu kê khai và 89% trình tự thao tác các thủ tục…Kết quả này mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, để đồng bộ với các thủ tục đó, đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ thông tin để tiến tới tự động hóa trong xử lý và giải quyết các chế độ chính sách kịp thời.
Bà Huỳnh Thị Hạnh – Phó Trưởng phòng Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ, Bảo hiểm xã hội tỉnh cho biết: Trong số 33 thủ tục của Bảo hiểm xã hội tỉnh đã cải cách chủ yếu tập trung rút ngắn quy trình ở lĩnh vực thu; cấp sổ thẻ; chi trả Bảo hiểm xã hội; chính sách Bảo hiểm y tế; chính sách Bảo hiểm xã hội. Hiện nay số lượng hồ sơ tiếp nhận qua giao dịch điện tử và dịch vụ bưu chính cũng tạo thuận lợi hơn cho đơn vị, góp phần giảm chi phí trong việc kê khai tham gia và hưởng các chế độ. Tuy nhiên, BHXH tỉnh đang phấn đấu nâng tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả thông qua 02 hình thức này cho tất cả đối tượng trong thời gian tới.
Mặt khác, để đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ của ngành, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chính sách, BHXH tỉnh xác định mục tiêu trọng tâm là “Nâng cao năng lực đội ngũ - Tạo dựng niềm tin trong công chúng” để từ đó phát động phong trào thi đua với chủ đề “ Phát triển đối tượng tham gia BHYT và đẩy mạnh giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH”.Trong hoạt động chuyên môn, việc đưa ra chỉ tiêu tạo cơ hội cho các đơn vị toàn ngành phấn đấu, cụ thể đối với công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT phấn đấu đạt tỷ lệ tham gia BHYT học sinh, sinh viên từ 95% trở lên; tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn toàn tỉnh đạt 75% trở lên. Trong công tác triển khai việc giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH tỉnh các huyện, thị xã ít nhất đạt 20% tổng số đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, trong đó doanh nghiệp phải đạt 100%; số giờ thực hiện thủ tục xuống còn 49,5 giờ…
Nỗ lực mở rộng đối tượng tham gia giao dịch điện tử.
Xác định yếu tố quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính là việc ứng dụng và đẩy mạnh quá trình tin học hóa các hoạt động chuyên môn, thời gian qua, BHXH tỉnh đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin và áp dụng các phần mềm chuyên ngành. Chia sẻ về tính ưu việt khi triển khai giao dịch điện tử Phó Giám đốc BHXH tỉnh Nguyễn Thị Xuân cho biết: Từ tháng 3/2015, BHXH tỉnh triển khai thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử đối với việc thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trên địa bàn. Việc ứng dụng giao dịch BHXH điện tử làm giảm lượng thời gian mà tổ chức, doanh nghiệp bỏ ra thực hiện thủ tục BHXH; thời gian thực hiện các thủ tục được rút ngắn, độ chính xác cao, dễ thực hiện các loại hồ sơ, thủ tục hơn, giảm thời gian phải đi lại nhiều lần. Đồng thời nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận hồ sơ, công khai hóa các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc để tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, đơn vị sử dụng lao động khi giao dịch với cơ quan BHXH, tránh phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ.
Thời gian qua, BHXH tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành công văn chỉ đạo các đơn vị trong tỉnh thực hiện kê khai hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) qua mạng internet. Ngoài ra, BHXH tỉnh đã tổ chức tập huấn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ BHXH các huyện, thị xã, thành phố và 2.171 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thành lập 16 tổ hỗ trợ sử dụng phần mềm giao dịch điện tử và tổ hướng dẫn trực tiếp cho 60 đơn vị; ký thỏa thuận hợp tác, phối hợp, hỗ trợ 6 nhà cung cấp dịch vụ I-VAN trong việc triển khai, đáp ứng yêu cầu kết nối giữa đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH về thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH. Trong trường hợp các cơ quan, đơn vị không lựa chọn dịch vụ I-VAN của các nhà cung cấp, BHXH tỉnh sẽ hướng dẫn và cài đặt phần mềm K.BHXH của BHXH Việt Nam.
Nhân viên Bảo hiểm xã hội tỉnh xử lý thủ tục BHXH, BHYT cho người dân thông qua giao dịch điện tử.
Chỉ tiêu của Chính phủ giao cho tỉnh Đắk Lắk tại Quyết định 1168/QĐ-TTCP ngày 28/6/2016 đến 31/12/2016 toàn tỉnh phải đạt tỷ lệ 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và tiến tới 78,5% dân số của tỉnh tham gia BHYT. Vì vậy, ngoài việc tăng cường tuyên truyền phổ biến chính sách về bảo hiểm thì việc cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng giao dịch BHXH điện tử tại tất cả đơn vị quản lý bảo hiểm trong tỉnh và sự hợp tác đơn vị, người dân sẽ góp phần xây dựng hệ thống bảo hiểm từng bước chuyên nghiệp, hiện đại hóa thủ tục hành chính tăng năng suất, hiệu quả công việc, sớm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Kim Bảo
- Đắk Lắk khẩn trương hoàn thành việc xây dựng phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy (26/12/2024, 14:03)
- Trao giải các Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật năm 2024 (26/12/2024, 10:09)
- Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (25/12/2024, 21:28)
- Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2025 (25/12/2024, 20:09)
- Ký kết văn bản hiệp đồng phối hợp công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không (25/12/2024, 19:40)
- Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung yêu cầu tập trung triển khai 4 nhiệm vụ lớn trong năm 2025 (25/12/2024, 14:00)
- Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ thông tin đối ngoại tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn (25/12/2024, 10:26)
- Triển khai công tác y tế năm 2025 (24/12/2024, 15:24)
- Tiếp tục triển khai toàn diện công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực (24/12/2024, 14:32)
- Tuyên truyền an toàn giao thông và phòng chống pháo nổ cho học sinh (24/12/2024, 14:27)
- Trưng bày, trình diễn mô hình kết nối di sản “Cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch Buôn Ma Thuột (23/12/2024, 17:17)