Phỏng vấn GS. TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam về vấn đề sử học trong thời đại hiện nay (27/09/2017, 15:52)

Lịch sử 4000 năm văn hiến của dân tộc Việt Nam là những trang vẻ vang đầy hào hùng của dân tộc, tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu giúp dân tộc ta bất khuất kiên cường chiến thắng mọi kẻ thù xâm lăng và đạt được độc lập, tự do, hạnh phúc.

Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 ( ảnh tư liệu)

Qua đúc kết câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mới thấy hết được giá trị của lịch sử nước nhà. Vậy làm thế nào để giữ vững truyền thống lịch sử của dân tộc ta, để lịch sử luôn đồng hành và góp phần vào phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội của đất nước. Phóng viên Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã có cuộc trao đổi với  Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam về vấn đề này.

BTV: Thưa Giáo sư, kiến thức lịch sử đóng vai trò như thế nào đối với đời sống đương đại, nhất là ở thời điểm môn lịch sử chưa được các trường học quan tâm, chú trọng đưa vào môn học chính cho học sinh, sinh viên?

GS.TS Vũ Minh Giang: Lịch sử là kho tàng tri thức tích lũy trong thời gian dài và trong thời gian ấy để có được những bài học vô giá các thế hệ cư dân không chỉ bỏ biết bao mồ hôi, công sức mà còn trả bằng máu xương. Với ý nghĩa đó, lịch sử không chỉ có vai trò cung cấp tri thức, mở rộng hiểu biết về quá khứ mà còn góp phần nâng cao khả năng tự nhận thức của một cộng đồng dân cư, một dân tộc. Hơn thế nữa, lịch sử còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hun đúc lòng yêu nước, yêu quê hương và ý thức quốc gia dân tộc.

Hội đồng khoa học liên ngành sử học, dân tộc học, khảo cổ học có GS.TS Vũ Minh Giang làm thành viên

Theo tôi, lịch sử quan trọng là như vậy nhưng chúng ta đã duy trì trong một thời gian quá lâu nền giáo dục lấy tiếp cận nội dung làm chủ đạo. Nội dung Lịch sử luôn dày đặc thông tin, nhân danh, địa danh, diễn biến, số liệu, ý nghĩa, bài học…Theo cách tiếp cận này, chương trình sách giáo khoa thường rất nặng. Cách thi cử, đánh giá theo tiếp cận này buộc học sinh phải học thuộc lòng. Đây là điều khiến học sinh khiếp sợ. Đã vậy, trong sách giáo khoa của ta lại có một hạn chế cần phải sớm khắc phục là cách trình bày khá chủ quan và áp đặt. Đây chính là điều khiến môn Lịch sử trong nhà trường kém thuyết phục và thường gây ra các mối hoài nghi về tính khách quan và trung thực. Tính chất phong phú của lịch sử cũng biến mất do cách dạy khô cứng theo kiểu đọc - chép  không gắn với di tích và các kênh phụ trợ khác (phim, kịch, bảo tàng, thăm di tích …)

BTV:  Việc thay đổi nội dung, phương pháp nghiên cứu lịch sử trong giai đoạn hiện nay cấp thiết như thế nào, thưa Giáo sư?

GS.TS Vũ Minh Giang: Lịch sử là khách quan, nhưng hiện tại, lịch sử nghiên cứu và biên soạn các bộ sử khó tránh được ảnh hưởng của chủ quan. Phương pháp là công cụ giúp nhà sử học hạn chế tính chủ quan, bớt đầu tư khâu thu thập đến xử lý, phân tích tư liệu, từ đó phục dựng lại lịch sử gần với sự thật nhất.  Phương pháp nghiên cứu lịch sử còn có ý nghĩa như một phương tiện giúp nhà nghiên cứu khắc phục được tình trạng thiếu hụt tư liệu hoặc xử lý những khối tư liệu khổng lồ mà nếu bằng cách thủ công không thể nào làm được. Điều này đã làm giảm tính chất khách quan, khoa học của các công trình lịch sử, nhất là lịch sử địa phương. Đã đến lúc chúng ta phải đồng thời nâng cao chất lượng khoa học và tính hấp dẫn của các bộ sử. Trước yêu cầu ấy, việc đổi mới nội dung và nâng cao tính khoa học trong phương pháp nghiên cứu là nhiệm vụ cấp thiết.

BTV:  Giáo sư cho biết, việc biên soạn lịch sử tỉnh Đắk Lắk có ý nghĩa như thế nào trong việc khẳng định vai trò của nhân dân tỉnh Đắk Lắk ở suốt quá trình hình thành và phát triển đất nước?

GS.TS Vũ Minh Giang: Một trong những quan điểm có tính nguyên tắc trong biên soạn bộ Quốc sử là toàn bộ. Theo đó, lịch sử quốc gia không thể thiếu lịch sử các vùng, các địa phương. Là trung tâm của vùng Tây Nguyên, lịch sử, văn hóa Đắk Lắk có những giá trị đặc biệt không chỉ với địa phương hay vùng Tây Nguyên mà còn cho cả Quốc sử, nhất là trận Buôn Ma Thuột đã đi và lịch sử - một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

BTV:  Việc phát triển, nghiên cứu, biên soạn, phổ biển lịch sử trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng thưa Giáo sư?

GS.TS Vũ Minh Giang: Lịch sử vốn đã có những ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử và phổ biến lịch sử càng có nhiều ý nghĩa hơn. Trước hết, lịch sử cần phải được hiểu như một trong những căn cứ khoa học cho việc tự nhận thức và cho các cấp lãnh đạo, quản lý hoạch định chính sách, nhất là về các chính sách liên quan đến nguồn lực con người, khai thác văn hóa như một tài nguyên vô tận và vô giá.

Đặc biệt, khi chủ quyền và lãnh thổ quốc gia vẫn luôn bị nhòm ngó, đe dọa thì lịch sử còn là vũ khí giáo dục lòng yêu nước, nâng cao ý thức dân tộc. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi trong Văn kiện Đại hội 12 của Đảng, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng.

GS. TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tại phòng làm việc

BTV: Với tư cách là một Giáo sư đầu ngành về sử học, một nhà giáo, ông có gửi gắm thông điệp gì đến giới trẻ hôm nay để hun đúc tình yêu lịch sử cho họ.

GS.TS Vũ Minh Giang: Trong thanh thiếu niên bây giờ, một phần do giáo dục bị hụt hẫng đã không hiểu về lịch sử, nghe chuyện lạ tai thì tò mò và nhiễm độc thông tin.Ví dụ như bấy lâu nay học trong trường thấy thầy cô giảng dạy là Lê Lai đã liều mình cứu chúa, thì nay đọc trên mạng lại thấy có tin Lê Lợi mới là người giết Lê Lai. Thế là thấy lạ, thậm chí còn dẫn sách nọ sách kia, rồi vội vàng ngây thơ tin theo. Nói thế để thấy rằng, học sinh chúng ta không được trang bị kiến thức và phương pháp luận, thiếu đi nền tảng, thiếu phương pháp tìm ra cái đúng, cái sai. Đáng lẽ dạy phương pháp học thì lại dạy thuần túy về kiến thức, nên khi gặp những tình huống này, học sinh đã không có khả năng chống đỡ.

Hiện nay, việc không trang bị cho học sinh những vũ khí nhận thức để tự bảo vệ trước những thông tin độc hại, nên họ dễ bị lôi cuốn, chi phối. Bởi “hiếu tri” luôn là đặc tính của con người. Thấy cái lạ là xem, thế thôi. Thậm chí, xem xong còn thêm nếm để đẩy câu chuyện đi xa hơn nữa. Hiện tượng nói trên cũng dễ giải thích. Nhưng cũng cần phải thấy, nếu cứ để tình trạng như thế này thì hậu quả khôn lường. Bởi vì tuổi trẻ là tương lai, chủ nhân của một dân tộc, vận mệnh đất nước trong tay người trẻ. Vậy mà người trẻ lại không tin vào lịch sử dân tộc, hứng thú với việc bên ngoài “hạ bệ” biểu tượng tốt đẹp, thiêng liêng của dân tộc mình thì đó là điều rất nguy hiểm.

Theo tôi, nên dạy cho người ta cách tìm hiểu. Nên trang bị cho người ta nhận thức rằng lịch sử là một môn khoa học. Khoa học thì luôn luôn tiệm cận chân lý. Cái mà chúng ta đang dạy cho học sinh bây giờ là tái hiện lại lịch sử, nhận thức lịch sử chứ không phải là lịch sử. Phải coi lịch sử là một khoa học. Hãy nói cho học sinh biết rằng lịch sử luôn luôn phải cần bổ sung, nhưng nguyên tắc bổ sung là anh phải có chứng cớ, có tư liệu, chứ không phải là theo ý kiến cá nhân.

Theo tôi giới trẻ ngày nay phải tin vào lịch sử dân tộc, tin vào những biểu tượng tốt đẹp thiêng liêng của dân tộc mình, từ đó tạo thành động lực, sức mạnh đoàn kết để chống lại mọi kẻ thù, hiểu lịch sử để hun đúc lên tình yêu quê hương đất nước, cùng tự hào về dân tộc và cùng chung tay để xây dựng phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng sánh vai với các cường quốc năm châu.

Hồng Mong – Tuấn Hải

Các tin khác
Bình chọn
Khu vực bạn ở như thế nào?
Quảng Cáo
   

​​​     

 

https://hoadondientuvt.vn/, sim số đẹp, thegioisimdep.vn/, sim số đẹp, smstrieuniemvui.vn, vegafone.vn, htcwildfire.com.vn, minhhienapple.vn, bluegrassbaptist.com, https://vnptgroup.vn/dang-ky-gia-han-chu-ky-so-vnpt/, tinvienthong.net, dịch vụ chữ ký số, https://vnpthcm.vn/goi-cuoc-wifi-vnpt-hcm/, vnpthanoi.vn, https://vnpthcm.vn, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, định vị xe máy, https://shipthuocnhanh.vn/, https://kitudacbiet.co/, Gia hạn chữ ký số, simviettel.org, simmobifone.org, timsimdep.vn, khosodep.vn, https://dangky4gviettel.com.vn/, https://viettelnet.vn/chu-ky-so-viettel-ca/, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, Chữ ký số VNPT, vnptgroup.vn, vnpthcm.vn, Lắp mạng vnpt, vnpthanoi.vn, định vị xe máy, định vị xe ô tô, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://vtvdanang.vn/, https://hutbephot686.com/, https://technetvietnam.net/, https://thongcongnghetcucre.com/, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/goi-cuoc-internet-vnpt/, https://vnpthcm.vn/khuyen-mai-dang-ky-internet-vnpt-tphcm/, https://sgate.vn/, https://viettel-hanoi.vn/, https://chukysoviettel-ca.com/, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, Đăng Ký 4G Viettel, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://viettelnet.vn/dinh-vi-xe-may/, định vị ô tô, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/dang-ky-4g-vina-goi-cuoc-4g-vinaphone-gia-re/, https://viettelnet.vn/dich-vu-cloud-server-viettel/, Lap mang FPT, Viettel Đắk Lắk

 

chứng chỉ bất động sản, chứng nhận iso 22000

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready