Trẻ em dưới 6 tuổi được lựa chọn nơi đăng ký KCB ban đầu
(15/12/2014, 09:45)
Theo ý kiến của cử tri các tỉnh Hậu Giang, Quảng Trị, việc tổ chức thực hiện khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi thời gian qua còn chưa tốt, thủ tục còn phiền hà. Trong nhiều trường hợp trẻ đăng ký BHYT tại nơi sinh, khi theo bố mẹ đi làm ăn xa thì các cơ sở chữa bệnh tại nơi công tác của bố mẹ trẻ chỉ miễn phí khám chữa bệnh trong trường hợp cấp cứu, các trường hợp khám chữa bệnh thông thường vẫn phải đóng phí. Cử tri các tỉnh đề nghị Bộ Y tế xem xét, có biện pháp giải quyết.
Bộ Y tế trả lời ý kiến cử tri các tỉnh Hậu Giang, Quảng trị như sau:
Theo quy định hiện hành, người tham gia BHYT có quyền đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương, một số trường hợp được đăng ký khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh hoặc Trung ương thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế về đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT.
Riêng đối với trẻ em dưới 6 tuổi, ngoài những cơ sở y tế cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương, trẻ em dưới 6 tuổi còn được lựa chọn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện đa khoa, bệnh viện nhi tỉnh, thành phố (khoản 5 Điều 7 Mục II – Thông tư 10/2009/TT-BYT ).
Thủ tục khám chữa bệnh cũng được quy định rõ: “Trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT; trường hợp chưa có thẻ BHYT thì xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha (hoặc mẹ) hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để thanh toán với Bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này”.
Trường hợp trẻ đăng ký bảo hiểm tại nơi sinh khi theo bố mẹ đi làm ăn xa thì cha/mẹ cháu cần mang Thẻ BHYT của cháu, Hộ Khẩu hoặc Giấy đăng ký tạm trú đến BHXH quận, huyện nơi cư trú đề nghị thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu cho các cháu theo quy định tại Điều 19 và Khoản 2 Điều 26 Luật BHYT.
Như vậy, nếu xét về góc độ chính sách, các văn bản đã quy định chi tiết và rất linh hoạt, tạo điều kiện để trẻ em dưới 6 tuổi được lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, được hưởng đầy đủ quyền lợi và tiếp cận được các dịch vụ y tế ngay từ y tế cơ sở.
Bộ Y tế xin tiếp thu có hướng dẫn cụ thể trong vấn đề này để đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh của trẻ em, đồng thời Bộ cũng đề nghị Đại biểu Quốc hội các tỉnh Hậu Giang, Quảng Trị cần tăng cường hoạt động giám sát tình hình thực hiện Luật BHXH tại địa phương, nhất là việc thực hiện chính sách cho trẻ em dưới 6 tuổi nhằm phát hiện vướng mắc do tổ chức thực hiện chính sách để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục.
Bộ Y tế trả lời ý kiến cử tri các tỉnh Hậu Giang, Quảng trị như sau:
Theo quy định hiện hành, người tham gia BHYT có quyền đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương, một số trường hợp được đăng ký khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh hoặc Trung ương thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế về đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT.
Riêng đối với trẻ em dưới 6 tuổi, ngoài những cơ sở y tế cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương, trẻ em dưới 6 tuổi còn được lựa chọn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện đa khoa, bệnh viện nhi tỉnh, thành phố (khoản 5 Điều 7 Mục II – Thông tư 10/2009/TT-BYT ).
Thủ tục khám chữa bệnh cũng được quy định rõ: “Trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT; trường hợp chưa có thẻ BHYT thì xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha (hoặc mẹ) hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để thanh toán với Bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này”.
Trường hợp trẻ đăng ký bảo hiểm tại nơi sinh khi theo bố mẹ đi làm ăn xa thì cha/mẹ cháu cần mang Thẻ BHYT của cháu, Hộ Khẩu hoặc Giấy đăng ký tạm trú đến BHXH quận, huyện nơi cư trú đề nghị thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu cho các cháu theo quy định tại Điều 19 và Khoản 2 Điều 26 Luật BHYT.
Như vậy, nếu xét về góc độ chính sách, các văn bản đã quy định chi tiết và rất linh hoạt, tạo điều kiện để trẻ em dưới 6 tuổi được lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, được hưởng đầy đủ quyền lợi và tiếp cận được các dịch vụ y tế ngay từ y tế cơ sở.
Bộ Y tế xin tiếp thu có hướng dẫn cụ thể trong vấn đề này để đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh của trẻ em, đồng thời Bộ cũng đề nghị Đại biểu Quốc hội các tỉnh Hậu Giang, Quảng Trị cần tăng cường hoạt động giám sát tình hình thực hiện Luật BHXH tại địa phương, nhất là việc thực hiện chính sách cho trẻ em dưới 6 tuổi nhằm phát hiện vướng mắc do tổ chức thực hiện chính sách để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục.
Theo chinhphu.vn
Các tin khác
- Phiên giám sát chuyên đề Kỳ họp thứ Sáu, HĐND tỉnh khóa X (12/07/2023, 16:41)
- Trường hợp nào được xét chuyển chức danh nghề nghiệp? (12/07/2021, 16:34)
- Có được hưởng đồng thời phụ cấp thu hút và phụ cấp lâu năm? (08/07/2021, 10:36)
- Bác sĩ đa khoa có được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa? (07/07/2021, 09:09)
- Viên chức biệt phái được hưởng những quyền lợi gì? (05/07/2021, 16:28)
- Có thể chọn nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (29/06/2021, 14:46)
- Điều kiện hưởng lương hưu tối đa từ năm 2021 (24/06/2021, 14:51)
- Quy định kinh doanh phòng cháy, chữa cháy có bị chồng chéo? (24/06/2021, 14:50)
- Xếp lương với công chức đã có thời gian công tác đóng BHXH (22/06/2021, 14:37)
- Quy định về thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức (21/06/2021, 15:22)
- Người nước ngoài sang công tác, cần cách ly y tế bao nhiêu ngày? (18/06/2021, 14:42)