Chủ thẻ thanh toán có cần từ 18 tuổi trở lên?
(15/12/2014, 09:57)
Theo Thông tư, cá nhân từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, khi ông Kiên đến các ngân hàng như: Vietinbank, Sacombank thì ngân hàng từ chối việc mở tài khoản vì lí do chưa đủ 18 tuổi.
Ông Kiên thắc mắc, nếu chỉ cho phép mở tài khoản và không cho phép mở thẻ thì việc mở tài khoản sẽ không có tác dụng gì. Ngoài ra, ông Kiên có một số ý kiến đóng góp cho việc sử dụng thẻ, cụ thể như: Hiện nhiều nơi còn chưa hỗ trợ thanh toán bằng thẻ; Ngân hàng nên áp dụng những giao dịch gần gũi, thông dụng nhất như thanh toán bằng thẻ khi đi xe buýt; Nên rút gọn thủ tục khi thanh toán thẻ (hình thức thanh toán thẻ như paypass); Có hình thức hỗ trợ trong các trường hợp bị thu phí khi thanh toán bằng thẻ; không áp dụng các khuyến mãi cho hình thức thanh toán bằng thẻ; khắc phục tình trạng bị phân biệt đối xử khi yêu cầu thanh toán bằng thẻ.
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có ý kiến như sau:
Về đối tượng mở tài khoản thanh toán và điều kiện sử dụng thẻ
Về đối tượng mở tài khoản thanh toán, tại khoản 2, Điều 10 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt quy định: “Người mở tài khoản thanh toán là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng. Đối với người chưa thành niên, khi mở tài khoản thanh toán phải có người giám hộ theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, tại khoản 1, Điều 11 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc mở tài khoản thanh toán được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Về việc sử dụng tài khoản thanh toán, Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán để nộp, rút tiền mặt và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện các giao dịch thanh toán hợp lệ (khoản 1 Điều 11); dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng bao gồm: Cung ứng phương tiện thanh toán; Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ; Các dịch vụ thanh toán khác (khoản 1 Điều 14).
Như vậy, dịch vụ thanh toán thẻ chỉ là một trong các dịch vụ thanh toán qua tài khoản và chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện các giao dịch thanh toán qua tài khoản.
Về điều kiện sử dụng thẻ đối với chủ thẻ chính, theo khoản 1, Điều 11 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN thì chủ thẻ chính là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật (từ đủ 18 tuổi trở lên). Nếu cá nhân chưa đủ 18 tuổi (như trường hợp công dân Vĩnh Kiên) nhưng có đủ các điều kiện theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 11 Quy chế thẻ nêu trên thì có thể được ngân hàng phát hành thẻ phụ để sử dụng. Công dân có thể liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ để được hướng dẫn về các điều kiện sử dụng thẻ phụ và hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng thẻ phụ.
Hiện nay, NHNN đang nghiên cứu xây dựng Thông tư thay thế Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN, dự kiến sẽ bổ sung các quy định về đối tượng được phát hành và sử dụng thẻ cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn cũng như các văn bản liên quan (Nghị định 101/2012/NĐ-CP, Thông tư 23/2014/TT-NHNN).
Về vấn đề thu phụ phí của đơn vị chấp nhận thẻ
Khoản 5, Điều 21 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN đã quy định chủ thẻ có quyền: khiếu nại, yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ tra soát trong trường hợp đơn vị chấp nhận thẻ nâng giá hàng hoá, dịch vụ hoặc phân biệt giá khi nhận thanh toán bằng thẻ so với trường hợp thanh toán bằng tiền mặt; đơn vị chấp nhận thẻ yêu cầu chủ thẻ trả thêm phụ phí cho các giao dịch thẻ thực hiện để mua hàng hoá, dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ.
Về xử phạt vi phạm đối với vấn đề trên, NHNN đã tham mưu và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, trong đó có quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi “Phân biệt mức giá trong thanh toán thẻ, thu phụ phí từ chủ thẻ đối với các giao dịch thanh toán không đúng quy định của pháp luật hoặc vi phạm các quy định khác về thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ.” (khoản 5 Điều 28).
Những vấn đề liên quan đến phát triển thanh toán thẻ
Trong những năm qua, Chính phủ và NHNN đã có nhiều chính sách nhằm thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Phát triển thanh toán thẻ là một trong những nội dung trọng tâm của Đề án đẩy mạnh TTKDTM giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thống đốc NHNN cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án này. Một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án là phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ (POS). Để triển khai nhiệm vụ trên, ngày 27/12/2013, NHNN đã ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển thanh toán thẻ qua POS giai đoạn 2014 - 2015 với nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán qua POS, đưa thanh toán qua POS trở thành thói quen của chủ thẻ.
Trong thời gian qua, do sự quan tâm và tập trung chỉ đạo triển khai Kế hoạch trên, hoạt động thanh toán thẻ qua POS đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ tiếp tục được cải thiện; đến ngày 30/9/2014, trên 15.800 ATM và trên 159.000 POS/EDC được lắp đặt (tăng lần lượt 4% và 22% so với cuối năm 2013); một số ngân hàng đã tích cực phối hợp với các nhà cung cấp giải pháp triển khai dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động (mPOS); có ngân hàng đã triển khai sản phẩm thẻ mới như thẻ phi tiếp xúc, có thể sử dụng để thanh toán nhanh khi đi xe buýt; nhiều ngân hàng đã có các hình thức ưu đãi, khuyến khích cho khách hàng sử dụng thẻ,...
Trong thời gian tới, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thanh toán trong nền kinh tế, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành, đơn vị liên quan để chỉ đạo, triển khai các giải pháp trong Kế hoạch trên nhằm đạt được mục tiêu phát triển thanh toán thẻ qua POS đã đề ra. NHNN hoan nghênh các ý kiến đóng góp, xây dựng tích cực của công dân nhằm góp phần hình thành một thị trường thẻ phát triển bền vững, thúc đẩy TTKDTM trong nền kinh tế.
Ông Kiên thắc mắc, nếu chỉ cho phép mở tài khoản và không cho phép mở thẻ thì việc mở tài khoản sẽ không có tác dụng gì. Ngoài ra, ông Kiên có một số ý kiến đóng góp cho việc sử dụng thẻ, cụ thể như: Hiện nhiều nơi còn chưa hỗ trợ thanh toán bằng thẻ; Ngân hàng nên áp dụng những giao dịch gần gũi, thông dụng nhất như thanh toán bằng thẻ khi đi xe buýt; Nên rút gọn thủ tục khi thanh toán thẻ (hình thức thanh toán thẻ như paypass); Có hình thức hỗ trợ trong các trường hợp bị thu phí khi thanh toán bằng thẻ; không áp dụng các khuyến mãi cho hình thức thanh toán bằng thẻ; khắc phục tình trạng bị phân biệt đối xử khi yêu cầu thanh toán bằng thẻ.
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có ý kiến như sau:
Về đối tượng mở tài khoản thanh toán và điều kiện sử dụng thẻ
Về đối tượng mở tài khoản thanh toán, tại khoản 2, Điều 10 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt quy định: “Người mở tài khoản thanh toán là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng. Đối với người chưa thành niên, khi mở tài khoản thanh toán phải có người giám hộ theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, tại khoản 1, Điều 11 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc mở tài khoản thanh toán được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Về việc sử dụng tài khoản thanh toán, Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán để nộp, rút tiền mặt và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện các giao dịch thanh toán hợp lệ (khoản 1 Điều 11); dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng bao gồm: Cung ứng phương tiện thanh toán; Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ; Các dịch vụ thanh toán khác (khoản 1 Điều 14).
Như vậy, dịch vụ thanh toán thẻ chỉ là một trong các dịch vụ thanh toán qua tài khoản và chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện các giao dịch thanh toán qua tài khoản.
Về điều kiện sử dụng thẻ đối với chủ thẻ chính, theo khoản 1, Điều 11 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN thì chủ thẻ chính là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật (từ đủ 18 tuổi trở lên). Nếu cá nhân chưa đủ 18 tuổi (như trường hợp công dân Vĩnh Kiên) nhưng có đủ các điều kiện theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 11 Quy chế thẻ nêu trên thì có thể được ngân hàng phát hành thẻ phụ để sử dụng. Công dân có thể liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ để được hướng dẫn về các điều kiện sử dụng thẻ phụ và hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng thẻ phụ.
Hiện nay, NHNN đang nghiên cứu xây dựng Thông tư thay thế Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN, dự kiến sẽ bổ sung các quy định về đối tượng được phát hành và sử dụng thẻ cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn cũng như các văn bản liên quan (Nghị định 101/2012/NĐ-CP, Thông tư 23/2014/TT-NHNN).
Về vấn đề thu phụ phí của đơn vị chấp nhận thẻ
Khoản 5, Điều 21 Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN đã quy định chủ thẻ có quyền: khiếu nại, yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ tra soát trong trường hợp đơn vị chấp nhận thẻ nâng giá hàng hoá, dịch vụ hoặc phân biệt giá khi nhận thanh toán bằng thẻ so với trường hợp thanh toán bằng tiền mặt; đơn vị chấp nhận thẻ yêu cầu chủ thẻ trả thêm phụ phí cho các giao dịch thẻ thực hiện để mua hàng hoá, dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ.
Về xử phạt vi phạm đối với vấn đề trên, NHNN đã tham mưu và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, trong đó có quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi “Phân biệt mức giá trong thanh toán thẻ, thu phụ phí từ chủ thẻ đối với các giao dịch thanh toán không đúng quy định của pháp luật hoặc vi phạm các quy định khác về thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ.” (khoản 5 Điều 28).
Những vấn đề liên quan đến phát triển thanh toán thẻ
Trong những năm qua, Chính phủ và NHNN đã có nhiều chính sách nhằm thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Phát triển thanh toán thẻ là một trong những nội dung trọng tâm của Đề án đẩy mạnh TTKDTM giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thống đốc NHNN cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án này. Một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án là phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ (POS). Để triển khai nhiệm vụ trên, ngày 27/12/2013, NHNN đã ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển thanh toán thẻ qua POS giai đoạn 2014 - 2015 với nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán qua POS, đưa thanh toán qua POS trở thành thói quen của chủ thẻ.
Trong thời gian qua, do sự quan tâm và tập trung chỉ đạo triển khai Kế hoạch trên, hoạt động thanh toán thẻ qua POS đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ tiếp tục được cải thiện; đến ngày 30/9/2014, trên 15.800 ATM và trên 159.000 POS/EDC được lắp đặt (tăng lần lượt 4% và 22% so với cuối năm 2013); một số ngân hàng đã tích cực phối hợp với các nhà cung cấp giải pháp triển khai dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động (mPOS); có ngân hàng đã triển khai sản phẩm thẻ mới như thẻ phi tiếp xúc, có thể sử dụng để thanh toán nhanh khi đi xe buýt; nhiều ngân hàng đã có các hình thức ưu đãi, khuyến khích cho khách hàng sử dụng thẻ,...
Trong thời gian tới, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thanh toán trong nền kinh tế, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành, đơn vị liên quan để chỉ đạo, triển khai các giải pháp trong Kế hoạch trên nhằm đạt được mục tiêu phát triển thanh toán thẻ qua POS đã đề ra. NHNN hoan nghênh các ý kiến đóng góp, xây dựng tích cực của công dân nhằm góp phần hình thành một thị trường thẻ phát triển bền vững, thúc đẩy TTKDTM trong nền kinh tế.
Theo chinhphu.vn
Các tin khác
- Phiên giám sát chuyên đề Kỳ họp thứ Sáu, HĐND tỉnh khóa X (12/07/2023, 16:41)
- Trường hợp nào được xét chuyển chức danh nghề nghiệp? (12/07/2021, 16:34)
- Có được hưởng đồng thời phụ cấp thu hút và phụ cấp lâu năm? (08/07/2021, 10:36)
- Bác sĩ đa khoa có được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa? (07/07/2021, 09:09)
- Viên chức biệt phái được hưởng những quyền lợi gì? (05/07/2021, 16:28)
- Có thể chọn nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (29/06/2021, 14:46)
- Điều kiện hưởng lương hưu tối đa từ năm 2021 (24/06/2021, 14:51)
- Quy định kinh doanh phòng cháy, chữa cháy có bị chồng chéo? (24/06/2021, 14:50)
- Xếp lương với công chức đã có thời gian công tác đóng BHXH (22/06/2021, 14:37)
- Quy định về thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức (21/06/2021, 15:22)
- Người nước ngoài sang công tác, cần cách ly y tế bao nhiêu ngày? (18/06/2021, 14:42)