Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm
(08/01/2015, 09:38)
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 4 Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thì, "Người đi nghỉ phép được thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành) và tiền phương tiện đi lại khi nghỉ phép năm".
Bà Sinh hỏi, số ngày thanh toán tiền phụ cấp đi đường là số ngày đi và về hay thanh toán toàn bộ số ngày được nghỉ phép trong năm?
Trên địa bàn huyện có cơ quan bố trí cho cán bộ nghỉ phép năm 12 ngày, cơ quan đó thanh toán phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú) cho 12 ngày nghỉ phép đó. Việc chi phụ cấp đi đường như vậy có đúng quy định không?
Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bà Hoàng Thị Sinh như sau:
Ngày 20/10/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 141/2011/TT-BTC quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo điểm a, khoản 2 Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Thông tư này (đã được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Thông tư số 57/2014/TT-BTC ngày 6/5/2014 của Bộ Tài chính), phạm vi thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động theo hợp đồng theo quy định tại Thông tư này bao gồm khoản tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi đi nghỉ phép hàng năm.
Đối tượng được thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm là:
- Cán bộ, công chức là người miền xuôi công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên (theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc) và người ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên làm việc ở miền xuôi có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo Bộ luật Lao động quy định, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm về thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán
- Cán bộ, công chức công tác tại vùng còn lại có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật lao động quy định, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm để thăm vợ hoặc chồng; con; cha, mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ) bị ốm đau, bị chết.
Chế độ tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm
Điểm a, khoản 1 Điều 4 Thông tư 141/2011/TT-BTC quy định nội dung chi tiền phụ cấp đi đường và tiền phương tiện đi lại như sau:
Người đi nghỉ phép được thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành) và tiền phương tiện đi lại khi nghỉ phép năm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật Lao động thì khi nghỉ phép hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương cho những ngày nghỉ phép theo thâm niên làm việc.
Vấn đề bà Hoàng Thị Sinh hỏi về chế độ phụ cấp đi đường khi nghỉ phép năm, theo khoản 1 Điều 2 Thông tư này tiền phụ cấp đi đường chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên, có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm về thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán và trường hợp đang công tác tại các vùng còn lại có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm để thăm vợ hoặc chồng; con; cha, mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ) bị ốm đau, bị chết.
Về khoản tiền phụ cấp đi đường, tại điểm a, khoản 1, Điều 4 Thông tư số 141/2011/TT-BTC đã quy định rõ: Người đi nghỉ phép được thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành) và tiền phương tiện đi lại khi nghỉ phép năm.
Theo luật sư, phụ cấp đi đường là khoản tiền do cơ quan, đơn vị chi cho người đi phép để hỗ trợ thêm cùng với tiền lương nhằm đảm bảo tiền ăn và tiêu vặt cho cán bộ, công chức, lao động hợp đồng, được tính cho những ngày đi đường để đến nơi nghỉ phép và quay trở về cơ quan, đơn vị (cả đi và về). Khoản tiền phụ cấp đi đường của người đi nghỉ phép được thanh toán cho những ngày đi đường theo mức tương đương với mức phụ cấp lưu trú.
Việc bà Sinh phản ánh, có cơ quan trên địa bàn huyện bố trí cho cán bộ nghỉ phép năm 12 ngày, cơ quan đã thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú) cho toàn bộ 12 ngày nghỉ phép đó là không phù hợp với quy định nêu trên.
Bà Sinh hỏi, số ngày thanh toán tiền phụ cấp đi đường là số ngày đi và về hay thanh toán toàn bộ số ngày được nghỉ phép trong năm?
Trên địa bàn huyện có cơ quan bố trí cho cán bộ nghỉ phép năm 12 ngày, cơ quan đó thanh toán phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú) cho 12 ngày nghỉ phép đó. Việc chi phụ cấp đi đường như vậy có đúng quy định không?
Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bà Hoàng Thị Sinh như sau:
Ngày 20/10/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 141/2011/TT-BTC quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo điểm a, khoản 2 Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Thông tư này (đã được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Thông tư số 57/2014/TT-BTC ngày 6/5/2014 của Bộ Tài chính), phạm vi thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động theo hợp đồng theo quy định tại Thông tư này bao gồm khoản tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi đi nghỉ phép hàng năm.
Đối tượng được thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm là:
- Cán bộ, công chức là người miền xuôi công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên (theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc) và người ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên làm việc ở miền xuôi có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo Bộ luật Lao động quy định, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm về thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán
- Cán bộ, công chức công tác tại vùng còn lại có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật lao động quy định, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm để thăm vợ hoặc chồng; con; cha, mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ) bị ốm đau, bị chết.
Chế độ tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm
Điểm a, khoản 1 Điều 4 Thông tư 141/2011/TT-BTC quy định nội dung chi tiền phụ cấp đi đường và tiền phương tiện đi lại như sau:
Người đi nghỉ phép được thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành) và tiền phương tiện đi lại khi nghỉ phép năm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật Lao động thì khi nghỉ phép hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương cho những ngày nghỉ phép theo thâm niên làm việc.
Vấn đề bà Hoàng Thị Sinh hỏi về chế độ phụ cấp đi đường khi nghỉ phép năm, theo khoản 1 Điều 2 Thông tư này tiền phụ cấp đi đường chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên, có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm về thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán và trường hợp đang công tác tại các vùng còn lại có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm để thăm vợ hoặc chồng; con; cha, mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ) bị ốm đau, bị chết.
Về khoản tiền phụ cấp đi đường, tại điểm a, khoản 1, Điều 4 Thông tư số 141/2011/TT-BTC đã quy định rõ: Người đi nghỉ phép được thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành) và tiền phương tiện đi lại khi nghỉ phép năm.
Theo luật sư, phụ cấp đi đường là khoản tiền do cơ quan, đơn vị chi cho người đi phép để hỗ trợ thêm cùng với tiền lương nhằm đảm bảo tiền ăn và tiêu vặt cho cán bộ, công chức, lao động hợp đồng, được tính cho những ngày đi đường để đến nơi nghỉ phép và quay trở về cơ quan, đơn vị (cả đi và về). Khoản tiền phụ cấp đi đường của người đi nghỉ phép được thanh toán cho những ngày đi đường theo mức tương đương với mức phụ cấp lưu trú.
Việc bà Sinh phản ánh, có cơ quan trên địa bàn huyện bố trí cho cán bộ nghỉ phép năm 12 ngày, cơ quan đã thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú) cho toàn bộ 12 ngày nghỉ phép đó là không phù hợp với quy định nêu trên.
Theo chinhphu.vn
Các tin khác
- Phiên giám sát chuyên đề Kỳ họp thứ Sáu, HĐND tỉnh khóa X (12/07/2023, 16:41)
- Trường hợp nào được xét chuyển chức danh nghề nghiệp? (12/07/2021, 16:34)
- Có được hưởng đồng thời phụ cấp thu hút và phụ cấp lâu năm? (08/07/2021, 10:36)
- Bác sĩ đa khoa có được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa? (07/07/2021, 09:09)
- Viên chức biệt phái được hưởng những quyền lợi gì? (05/07/2021, 16:28)
- Có thể chọn nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (29/06/2021, 14:46)
- Điều kiện hưởng lương hưu tối đa từ năm 2021 (24/06/2021, 14:51)
- Quy định kinh doanh phòng cháy, chữa cháy có bị chồng chéo? (24/06/2021, 14:50)
- Xếp lương với công chức đã có thời gian công tác đóng BHXH (22/06/2021, 14:37)
- Quy định về thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức (21/06/2021, 15:22)
- Người nước ngoài sang công tác, cần cách ly y tế bao nhiêu ngày? (18/06/2021, 14:42)