Nâng lương trong thời gian nghỉ thai sản, chế độ thế nào?
(10/07/2015, 08:52)
Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 157 Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ trước và khi sinh con là 6 tháng, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian đóng BHXH.
Tại khoản 1, Điều 35 Luật BHXH năm 2006 quy định, người lao động được hưởng chế độ khi sinh con với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Tại Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định, mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp bà Nguyễn Thị Nguyệt nghỉ việc sinh con tháng 12/2014, lúc đó bà đang hưởng lương bậc 2/9, hệ số 2,67, thang lương công chức loại A1 (hoặc viên chức loại A1) ban hành kèm theo Nghị định số204/2004/NĐ-CP. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi bà Nguyệt nghỉ việc sinh con là: Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng nhân (x) với hệ số 2,67.
Mức hưởng chế độ sinh con là: 100% x (1.150.000 đ x 2,67) x 6 tháng.
Thời điểm bà Nguyệt được nâng lương sau thời điểm nghỉ việc sinh con, trong khi quy định về mức hưởng chế độ sinh con bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Do vậy, bà Nguyệt không được tính hưởng trên mức tiền lương mới được nâng sau thời điểm nghỉ việc sinh con.
Cùng với mức hưởng chế độ sinh con nêu trên, theo quy định tại Điều 34 Luật BHXH, bà Nguyệt còn được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở).
Về việc truy lĩnh chênh lệch tiền lương, tháng 1/2015 bà Nguyệt được nâng lương lên bậc 3/9, hệ số 3,0, tăng 0,33 so với hệ số lương bậc 2/9. Tuy nhiên từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015 bà Nguyệt nghỉ việc hưởng chế độ sinh con do BHXH chi trả, không làm việc nên cơ quan, đơn vị không phải trả lương cho bà Nguyệt. Bà Nguyệt cũng không được truy lĩnh chênh lệch tiền lương giữa bậc lương mới và bậc lương cũ, vì trong thời gian nghỉ sinh con bà không làm việc ở bậc lương mới.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 157 Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ trước và khi sinh con là 6 tháng, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian đóng BHXH.
Tại khoản 1, Điều 35 Luật BHXH năm 2006 quy định, người lao động được hưởng chế độ khi sinh con với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Tại Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định, mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp bà Nguyễn Thị Nguyệt nghỉ việc sinh con tháng 12/2014, lúc đó bà đang hưởng lương bậc 2/9, hệ số 2,67, thang lương công chức loại A1 (hoặc viên chức loại A1) ban hành kèm theo Nghị định số204/2004/NĐ-CP. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi bà Nguyệt nghỉ việc sinh con là: Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng nhân (x) với hệ số 2,67.
Mức hưởng chế độ sinh con là: 100% x (1.150.000 đ x 2,67) x 6 tháng.
Thời điểm bà Nguyệt được nâng lương sau thời điểm nghỉ việc sinh con, trong khi quy định về mức hưởng chế độ sinh con bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Do vậy, bà Nguyệt không được tính hưởng trên mức tiền lương mới được nâng sau thời điểm nghỉ việc sinh con.
Cùng với mức hưởng chế độ sinh con nêu trên, theo quy định tại Điều 34 Luật BHXH, bà Nguyệt còn được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở).
Về việc truy lĩnh chênh lệch tiền lương, tháng 1/2015 bà Nguyệt được nâng lương lên bậc 3/9, hệ số 3,0, tăng 0,33 so với hệ số lương bậc 2/9. Tuy nhiên từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015 bà Nguyệt nghỉ việc hưởng chế độ sinh con do BHXH chi trả, không làm việc nên cơ quan, đơn vị không phải trả lương cho bà Nguyệt. Bà Nguyệt cũng không được truy lĩnh chênh lệch tiền lương giữa bậc lương mới và bậc lương cũ, vì trong thời gian nghỉ sinh con bà không làm việc ở bậc lương mới.
Theo chinhphu.vn
Các tin khác
- Phiên giám sát chuyên đề Kỳ họp thứ Sáu, HĐND tỉnh khóa X (12/07/2023, 16:41)
- Trường hợp nào được xét chuyển chức danh nghề nghiệp? (12/07/2021, 16:34)
- Có được hưởng đồng thời phụ cấp thu hút và phụ cấp lâu năm? (08/07/2021, 10:36)
- Bác sĩ đa khoa có được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa? (07/07/2021, 09:09)
- Viên chức biệt phái được hưởng những quyền lợi gì? (05/07/2021, 16:28)
- Có thể chọn nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (29/06/2021, 14:46)
- Điều kiện hưởng lương hưu tối đa từ năm 2021 (24/06/2021, 14:51)
- Quy định kinh doanh phòng cháy, chữa cháy có bị chồng chéo? (24/06/2021, 14:50)
- Xếp lương với công chức đã có thời gian công tác đóng BHXH (22/06/2021, 14:37)
- Quy định về thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức (21/06/2021, 15:22)
- Người nước ngoài sang công tác, cần cách ly y tế bao nhiêu ngày? (18/06/2021, 14:42)