Thẩm quyền giám định lại thương tật với quân nhân xuất ngũ
(04/12/2015, 08:43)
Năm 2001, ông Trản làm hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, nhưng không nhận được thông tin phản hồi. Sau đó, gia đình ông chuyển vào sống tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, ông Trản tiếp tục gửi hồ sơ đến cơ quan chức năng của huyện, tỉnh nhưng không được giải quyết với lý do đã hết thời hạn.
Hiện, ông Trản vẫn còn mảnh đạn trong người, sức khỏe yếu. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Trản đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giám định sức khỏe và hướng dẫn các thủ tục đề nghị giải quyết chế độ cho ông.
Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk trả lời như sau:
Ngày 30/9/2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã mời ông Trản và gia đình đến Sở để xem xét, hướng dẫn giải quyết chế độ.
Tuy nhiên, qua đơn và gia đình trình bày ông Trản là quân nhân tham gia chiến trường Lào, bị thương năm 1968-1969, đã được giám định thương tật là 19% nên chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ thương binh. Nay, ông Trản sức khỏe yếu do còn mảnh đạn trong người nên có nguyện vọng được giám định lại thương tật.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn ông liên hệ với cơ quan chính sách của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk để được xem xét, hướng dẫn theo quy định (vì ông Trản là quân nhân xuất ngũ nên thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan quân sự). Đại diện gia đình là bà Hà Thị Cán (vợ của ông Trản) đã thống nhất với hướng dẫn của Sở và ký vào biên bản làm việc.
Hiện, ông Trản vẫn còn mảnh đạn trong người, sức khỏe yếu. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Trản đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giám định sức khỏe và hướng dẫn các thủ tục đề nghị giải quyết chế độ cho ông.
Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk trả lời như sau:
Ngày 30/9/2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã mời ông Trản và gia đình đến Sở để xem xét, hướng dẫn giải quyết chế độ.
Tuy nhiên, qua đơn và gia đình trình bày ông Trản là quân nhân tham gia chiến trường Lào, bị thương năm 1968-1969, đã được giám định thương tật là 19% nên chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ thương binh. Nay, ông Trản sức khỏe yếu do còn mảnh đạn trong người nên có nguyện vọng được giám định lại thương tật.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn ông liên hệ với cơ quan chính sách của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk để được xem xét, hướng dẫn theo quy định (vì ông Trản là quân nhân xuất ngũ nên thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan quân sự). Đại diện gia đình là bà Hà Thị Cán (vợ của ông Trản) đã thống nhất với hướng dẫn của Sở và ký vào biên bản làm việc.
Theo Chinhphu.vn
Các tin khác
- Phiên giám sát chuyên đề Kỳ họp thứ Sáu, HĐND tỉnh khóa X (12/07/2023, 16:41)
- Trường hợp nào được xét chuyển chức danh nghề nghiệp? (12/07/2021, 16:34)
- Có được hưởng đồng thời phụ cấp thu hút và phụ cấp lâu năm? (08/07/2021, 10:36)
- Bác sĩ đa khoa có được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa? (07/07/2021, 09:09)
- Viên chức biệt phái được hưởng những quyền lợi gì? (05/07/2021, 16:28)
- Có thể chọn nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (29/06/2021, 14:46)
- Điều kiện hưởng lương hưu tối đa từ năm 2021 (24/06/2021, 14:51)
- Quy định kinh doanh phòng cháy, chữa cháy có bị chồng chéo? (24/06/2021, 14:50)
- Xếp lương với công chức đã có thời gian công tác đóng BHXH (22/06/2021, 14:37)
- Quy định về thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức (21/06/2021, 15:22)
- Người nước ngoài sang công tác, cần cách ly y tế bao nhiêu ngày? (18/06/2021, 14:42)