Theo ý kiến của cử tri các tỉnh Hải Dương, Nghệ An, Bình Phước, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Gia Lai, Điện Biên, chuẩn nghèo hiện nay đã không còn phù hợp, gây khó khăn cho việc thực hiện chương trình giảm nghèo, làm giảm hiệu quả của chương trình này.
Cử tri tiếp tục đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh chuẩn nghèo cho sát với thực tế. Ngoài ra, cử tri kiến nghị cần có đánh giá toàn diện về chính sách xóa đói, giảm nghèo để có giải pháp thiết thực hơn trong công tác này. Bởi vì, thực tế vừa qua nhiều hộ gia đình không muốn vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, đề nghị phải có tiêu chí quy định rất cụ thể trong việc xét duyệt đối với hộ nghèo và nên loại trừ các trường hợp hộ gia đình có điều kiện về nhân lực, vật lực nhưng không nỗ lực tự tạo ra việc làm, chây lười lao động,... thì không thuộc đối tượng nhận hỗ trợ từ Nhà nước thông qua các chính sách giảm nghèo.
Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời cử tri các tỉnh như sau:
Tiếp thu kiến nghị của các cử tri về chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ không còn phù hợp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân (như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin…).
Trên cơ sở đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành liên quan, tham vấn ý kiến của các địa phương để nghiên cứu, xây dựng quy trình và bộ công cụ xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo phục vụ cho công tác Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cả nước năm 2015 (Công văn số 3876/LĐTBXH-VPQGGN ngày 23/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều dựa trên việc đánh giá tài sản để ước lượng thu nhập của hộ gia đình và thu thập các thông tin, thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ gia đình như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và tiếp cận thông tin... Theo đó, thu nhập chỉ là một trong những chỉ số để xác định hộ gia đình có phải là hộ nghèo, hộ cận nghèo hay không.
Phương pháp này sẽ giải quyết được những bất cập, vướng mắc còn tồn tại trong cách xác định chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, đồng thời phản ánh chính xác hơn tình trạng nghèo của các hộ gia đình.
Trên cơ sở ý kiến phản ảnh của các địa phương, đội ngũ giám sát viên và đoàn giám sát trung ương hỗ trợ các địa phương trong quá trình thực hiện tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp thu, hoàn chỉnh để ban hành Thông tư hướng dẫn điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trong giai đoạn 2016-2020, thay thế cho các Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH đã hết hiệu lực do thay đổi chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo
Theo Chinhphu.vn
- Phiên giám sát chuyên đề Kỳ họp thứ Sáu, HĐND tỉnh khóa X (12/07/2023, 16:41)
- Trường hợp nào được xét chuyển chức danh nghề nghiệp? (12/07/2021, 16:34)
- Có được hưởng đồng thời phụ cấp thu hút và phụ cấp lâu năm? (08/07/2021, 10:36)
- Bác sĩ đa khoa có được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa? (07/07/2021, 09:09)
- Viên chức biệt phái được hưởng những quyền lợi gì? (05/07/2021, 16:28)
- Có thể chọn nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (29/06/2021, 14:46)
- Điều kiện hưởng lương hưu tối đa từ năm 2021 (24/06/2021, 14:51)
- Quy định kinh doanh phòng cháy, chữa cháy có bị chồng chéo? (24/06/2021, 14:50)
- Xếp lương với công chức đã có thời gian công tác đóng BHXH (22/06/2021, 14:37)
- Quy định về thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức (21/06/2021, 15:22)
- Người nước ngoài sang công tác, cần cách ly y tế bao nhiêu ngày? (18/06/2021, 14:42)