Hội thảo khoa học các giải pháp để phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực ở Tây Nguyên. (18/04/2015, 10:30)
Tham dự hội thảo có PGS.TS  Trần Trọng Hòa – Phó Chủ nhiệm Chương trình Tây Nguyên 3, TS. Bùi Nam Sách –Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi, TS. Lê Ngọc Báu – Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cùng đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện các tỉnh Tây Nguyên, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh.

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo PGS.TS Vũ Năng Dũng – Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho rằng Tây Nguyên là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây lương thực, lĩnh vực nông nghiệp thu hút 73% lao động xã hội, đóng góp 46,3% GDP toàn vùng. Tuy nhiên, việc phát triển vẫn còn nhiều vấn đề chưa hợp lí như việc bố trí sử dụng đất, mở rộng diện tích cây công nghiệp vượt kế hoạch gây khó khăn cho nguồn nước tưới, việc sử dụng chưa hợp lí tài nguyên đất… là những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực tại Tây Nguyên.

Ten anh: TS DÅ©ng.jpg
PGS.TS Vũ Năng Dũng – Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp phát biểu khai mạc hội thảo.

Tham luận tại hội thảo cho biết, Tây Nguyên là vùng có diện tích cây công nghiệp lớn nhất cả nước với các cây trồng xuất khẩu chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè với diện tích tính đến năm 2014 cho các loại cây trồng này vào khoảng 955,6 nghìn ha, toàn vùng đã gần như sử dụng hết qũy đất bazan và các loại đất tốt khác để trồng cây công nghiệp lâu năm. Các cây lương thực hàng năm như ngô, sắn, đậu tương… cũng chiếm diện tích lớn so với các vùng khác trong cả nước, qua đó góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp  giúp phát triển bền vững kinh tế vùng Tây Nguyên.

Qua đánh giá, rà soát lại số liệu hiện trạng diện tích đất nông nghiệp vùng Tây Nguyên nhiều diện tích cây công nghiệp và cây lương thực đều tăng so với quy hoạch. Trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nhiều tỉnh trong vùng vẫn đặt nặng về chỉ tiêu diện tích mà chưa đề ra các giải pháp duy trì độ phì nhiêu của đất, chất lượng đất nên dẫn đến phát triển nông nghiệp thiếu bền vững.

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay Tây Nguyên đang đối diện với nhiều nguyên nhân đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp như việc diện tích rừng giảm nhanh, chất lượng rừng tự nhiên bị suy giảm, nguồn nước ngầm cạn kiệt.

Ten anh: tiến sÄ© BĂ¡u.jpg
TS. Lê Ngọc Báu – Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên trình bày tham luận tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu, các nhà khoa học đã đóng góp, tham luận nhiều ý kiến thiết thực nhằm góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp của vùng Tây Nguyên như: việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất, hiện trạng và khả năng đáp ứng nguồn nước tưới cho cây công nghiệp dài ngày, thực trạng và định hướng phát triển cà phê bền vững…

Hội thảo là hoạt động nằm trong chương trình  Tây Nguyên 3 ( Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Tây Nguyên) hướng tới các mục tiêu  đánh giá thực trạng tài nguyên môi trường tự nhiên và kinh tế, văn hoá, xã hội của Tây Nguyên nhằm đề xuất và xây dựng luận cứ khoa học công nghệ phục vụ phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2010 – 2020, tầm nhìn 2030 và cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.

Thế Sự

Bình chọn
Xin ý kiến đánh giá về giao diện, nội dung, chất lượng cung cấp thông tin của Cổng thông tin điện tử tỉnh
Quảng Cáo
   

​​​  ,

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready