Hội đồng đánh giá đề nghị vay vốn từ Quỹ KH&CN cho dự án: “Ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất nấm Linh chi (Ganodermalucidum) và nấm Bào ngư (Pleurotusostreatus) quy mô công nghiệp” (26/06/2018, 10:58)

Sáng ngày 19/6, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội đồng đánh giá dự án KH&CN đề nghị cho vay vốn từ Quỹ KH&CN của dự án: “Ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất nấm Linh chi (Ganodermalucidum) và nấm Bào ngư (Pleurotusostreatus) quy mô công nghiệp”. Dự án do Công ty TNHH Công nghệ Nấm Đắk Lắk thực hiện.

TS. Vương Hữ Nhi – Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện cơ quan quản lý

 Việt Nam là một nước nhiệt đới, có độ ẩm cao, điều kiện tự nhiên rất thích hợp trong việc nuôi trồng nhiều loại nấm trong đó có nấm Linh Chi, nấm Bào ngư (nấm Sò). Bên cạnh đó nước ta có nguồn nguyên liệu dùng làm cơ chất rất dồi dào để nuôi trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu... Sản lượng nấm hàng năm nước ta khoảng 250.000 tấn, kim ngạnh xuất khẩu khoảng 25-30 triệu USD (không tính xuất khẩu tiểu ngạch). Chúng ta cơ bản đã làm chủ được công nghệ nhân giống và sản xuất đối với các loại nấm chủ lực, thị trường tiêu thụ nấm rộng mở. Chính vì thế, ngày 16 tháng 04 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 439/QĐ–TTg, đưa sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu vào Danh mục sản phẩm Quốc gia, được ưu tiên đầu tư phát triển.

Ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk, có hàng trăm trang trại sản xuất nấm nhưng chủ yếu là với quy mô nông hộ, ít áp dụng các thành tựu KH&CN làm cho tỉ lệ hao hụt lớn trong quá trình sản xuất, chưa thể hiện được nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy việc sản xuất nấm theo quy mô công nghiệp, đảm bảo an toàn, biết rõ nguồn gốc của sản phẩm là rất cần thiết. Phù hợp với mục tiêu, nội dung của dự án.

Ông Phạm Đức Oanh - đại diện Ban chủ nhiệm dự án báo cáo thuyết minh dự án

Công nghệ lựa chọn của dự án là công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi và nấm Bào ngư (nấm sò) từ giai đoạn nấm giống đến sản xuất thành sản phẩm cuối cùng, đảm bảo sản phẩm có chất lượng phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh. Với qui mô 6.0 tấn nấm Linh chi khô/năm - 161.0 tấn nấm Bào ngư tươi/năm.

Tổng vốn đầu tư để triển khai Dự án: 1.600.000.000 đồng, trong đó: Vốn vay từ Quỹ KH&CN là 800.000.000 đồng.

 

 

TS. Nguyễn Văn Thường – Chủ tịch Hội đồng

Qua trình bày thuyết minh của Ban chủ nhiệm dự án, Hội đồng đánh giá đã thảo luận và thống nhất: Đối tượng vay vốn, công nghệ nhân giống và sản xuất nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) và Bào ngư (Pleurotus ostreatus) của dự án được chuyển giao từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm - Viện Di truyền Nông nghiệp là phù hợp. Tuy nhiên cần minh chứng thêm hồ sơ trong thuyết minh dự án, bổ sung các hồ sơ liên quan theo góp ý của Hội đồng và đảm bảo theo yêu cầu tại Quyết định 09/2017/QĐ-UBND ngày 09/3/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk và Thông tư số 14/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ KH&CN. Làm cơ sở để trình Ban quản lý Quỹ Phát triển KH&CN tỉnh xem xét thực hiện các bước tiếp theo.

Theo Sở KHCN

Bình chọn
Xin ý kiến đánh giá về giao diện, nội dung, chất lượng cung cấp thông tin của Cổng thông tin điện tử tỉnh

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready