Đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh tại cuộc họp giao ban với các tỉnh Tây Nguyên nhằm đánh giá tiến độ thực hiện Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) trong hợp phần cà phê diễn ra vào chiều 13/5 vừa qua. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo Ban quản lý Dự án nông nghiệp bền vững 5 tỉnh Tây Nguyên, các đơn vị nghiên cứu khoa học và các ngành liên quan.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh phát biểu tại cuộc họp.
Dự án VnSAT được thực hiện từ 2015 - 2020. Đây là dự án có quy mô lớn được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, góp phần giúp các địa phương tăng cường thể chế, chính sách tái cơ cấu nông nghiệp và tăng cường triển khai hoạt động nghiên cứu... hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Dự án có tổng vốn đầu tư là 301 triệu USD, trong đó vốn IDA (Hiệp hội phát triển Quốc tế) của WB là 238 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ 28 triệu USD, vốn tư nhân 35 triệu USD. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 625/QĐ/-TTg ngày 13/5/2015. Theo đó các địa phương thực hiện dự án gồm 13 tỉnh, thành phố, với 4 hợp phần: tăng cường năng lực thể chế thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững; phát triển cà phê bền vững; quản lý dự án. Mục tiêu chung của Dự án là góp phần triển khai thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp” thông qua việc tăng cường năng lực thể chế của ngành, đổi mới phương thức quản lý canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho ngành cà phê và lúa gạo. Đối với hợp phần cà phê, dự án sẽ hỗ trợ 63.000 nông dân trên diện tích 69.000 ha được tham gia tập huấn về biện pháp canh tác cà phê bền vững và tái canh nhằm tăng lợi nhuận khoảng 20% (tương đương 15 triệu đồng/ha), trong đó hỗ trợ tái canh 9.000 hộ (10.000 ha).
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phát biểu tại cuộc họp.
Báo cáo của 05 tỉnh Tây Nguyên cho biết, tính đến ngày 30/4/2016 đã cơ bản kiện toàn tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Về nguồn nhân lực phục vụ cho Dự án, các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai cán bộ chủ chốt đã có kinh nghiệm tham gia nhiều Dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số lượng cán bộ chuyên trách chiếm số lượng lớn và chủ yếu được huy động từ đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các Kế hoạch tổng thể về Dự án đều được WB phê duyệt. Kết quả thực hiện của các tỉnh tính đến thời điểm hiện tại là 5,091 tỷ đồng, trong đó vốn IDA là 3,964 tỷ đồng. Dự kiến, trong năm 2016, Kế hoạch giải ngân của các tỉnh Tây Nguyên đăng ký 64,89 tỷ đồng, trong đó IDA là 51 tỷ đồng. Đối với tỉnh Đắk Lắk, Dự án thực hiện trên địa bàn 06 huyện và 01 thị xã, 44 xã với 32.000 ha và 22.500 hộ tham gia. Hiện nay, tổng số chi phí đã giải ngân là 1,343 tỷ đồng phục vụ cho công tác Hội thảo tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực…
Đại diện Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông thôn phát biểu tại cuộc họp.
Khó khăn các địa phương đang gặp phải hiện nay là danh mục và tỷ lệ hỗ trợ cho các tổ chức nông dân, hợp tác xã chưa được xác định và chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức mua sắm nên hoạt động này chưa được thực hiện. Một số tỉnh đề nghị điều chỉnh nội dung Kế hoạch lựa chọn nhà thầu so với Kế hoạch 18 tháng đã được phê duyệt trong Báo cáo nghiên cứu, khả thi, do vậy mất thời gian cho việc xin ý kiến đồng ý của Bộ….
Đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, các tỉnh cần tiếp tục tổ chức hoạt động tuyên truyền về nội dung Dự án đến các huyện, xã, khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo về canh tác cà phê bền vững và nhu cầu tái canh, tổ chức tập huấn đào tạo quy trình tái canh cà phê bền vững theo khung kết quả của Dự án. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp cần kiểm tra, khảo sát và rà soát các công trình cơ sở hạ tầng, vườn ươm, vườn cà phê đã đăng ký tham gia Dự án. Những khu vực có mật độ tuyến trùng vượt mức sẽ cần phải có thời gian luân canh theo quy trình để đảm bảo tái canh thành công. Dự án này có tính chất xây dựng cơ bản nhưng hoạt động có tính chất hành chính sự nghiệp với tỷ lệ vốn là 41%. Do đó các địa phương tập trung nghiên cứu tài liệu liên quan để thực hiện các hợp phần đúng tiến độ. Đề nghị các tỉnh chưa đủ nguồn vốn đối ứng khẩn trương bố trí sớm để các ngành chủ động triển khai, thành lập các Tổ thực hiện dự án ở cấp huyện để triển khai thực hiện dự án ở địa phương. ..
Kim Bảo
- Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng các cơ sở Phật giáo nhân Đại lễ Phật đản năm 2025 (09/05/2025, 11:04)
- Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk thăm, chúc mừng các cơ sở Phật giáo nhân Đại lễ Phật đản 2025 (09/05/2025, 11:03)
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Năng mở rộng (08/05/2025, 21:48)
- Đề nghị sớm nghiên cứu các quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra chuyên ngành (08/05/2025, 21:20)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk thảo luận về một số nội dung của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) (08/05/2025, 14:26)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tham gia thảo luận về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (08/05/2025, 08:39)
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về dược, an toàn thực phẩm (07/05/2025, 17:32)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tham gia thảo luận các dự án Luật (07/05/2025, 10:36)
- Ông Nguyễn Thiên Văn được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk (07/05/2025, 10:07)
- Hơn 1.000 cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện (06/05/2025, 16:24)
- Công bố PCI năm 2024 của Đắk Lắk: Nhiều chỉ số thành phần có sự cải thiện (06/05/2025, 15:30)