“Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên” trải rộng khắp 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này là các dân tộc anh em như: Êđê, M’nông, Jarai, Bana, Kơ Ho, Xê Đăng…
“Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên” bao gồm các yếu tố bộ phận như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước, lễ bỏ mả…), những địa điểm tổ chức lễ hội là nhà dài, nhà rông, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên. Cồng Chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói tâm linh, tâm hồn con người để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và trong sinh hoạt hàng ngày của họ.
Lễ hội Cồng Chiêng được tổ chức hoành tráng, là một hoạt động có ý nghĩa bảo tồn, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc và giới thiệu sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đến du khách. “Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” vào ngày 15/11/2005.
Cồng chiêng chính là biểu tượng vừa mang tính văn hoá vừa gắn liền với tâm linh, tín ngưỡng.
- Đặc sắc lễ cúng hồ Ea Nuôi của người Ê đê tại buôn Dhăn 1, xã Đắk Nuê, huyện Lắk (04/05/2019, 09:28)
- Giữ gìn nét đẹp truyền thống trên đất Cư San (M'Đrắk) (14/03/2019, 09:24)
- Trình diễn Lễ cúng mừng lúa mới của người M’Nông Gar (12/03/2019, 16:21)
- Họp báo Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 (15/01/2019, 21:41)
- Độc đáo Lễ cúng ché của người Êđê (31/12/2018, 00:33)
- Lúc lắc du lịch cưỡi voi (23/12/2016, 09:42)
- Độc đáo nghệ thuật diễn tấu Cồng chiêng ở Tây Nguyên (23/12/2016, 09:36)
- Phê duyệt Đề án tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 (23/09/2016, 08:44)
- Để tiếng cồng chiêng vang xa (30/12/2015, 14:11)
- “Kin lẩu khẩu mẩu” Lễ hội độc đáo của người Thái (18/11/2015, 17:26)
- Lễ cúng sức khỏe cho voi của đồng bào Tây Nguyên (18/11/2015, 17:16)