Theo Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 do Bộ NN-PTNT phê duyệt, cà phê đặc sản được định hướng phát triển tại 8 tỉnh.
Đó là các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, với tổng diện tích gần 19.000 ha. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025, diện tích cà phê đặc sản đạt 11.500 ha, chiếm khoảng 2% tổng diện tích cà phê; giai đoạn 2026 – 2030, tổng diện tích đạt gần 19.000 ha, chiếm khoảng 3% diện tích cà phê Việt Nam.
Nhà màng phơi Công ty TNHH PM Coffee (Ảnh minh họa)
Mục tiêu là phát triển cà phê đặc sản Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu cà phê đặc sản ngày càng tăng ở các thị trường xuất khẩu và nội địa, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
Căn cứ vào địa hình, khí hậu, chất đất, cà phê đặc sản sẽ tập trung phát triển ở những vùng phù hợp với cà phê chè (Arabica) và cà phê vối (Robusta). Cụ thể: cà phê chè đặc sản sẽ trồng ở một số vùng thuộc các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Quảng Trị, Kon Tum, Lâm Đồng, với tổng diện tích đến năm 2030 là 11.620 ha; cà phê vối đặc sản sẽ được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và một phần diện tích ở Lâm Đồng, Kon Tum, với tổng diện tích là 7.340 ha.
Trong đó, tỉnh Đắk Lắk sẽ phát triển cà phê vối đặc sản tại 5 xã thuộc 3 huyện, thành phố, gồm: huyện Krông Năng (xã Ea Tân, Ea Toh); huyện Krông Pắc (xã Hòa An, Ea Yông) và TP. Buôn Ma Thuột (xã Ea Tu), với tổng diện tích khoảng 1.060 ha vào năm 2025 và 2.120 ha vào năm 2030, sản lượng dự kiến khoảng 1.500 tấn vào năm 2030.
Để đạt được kế hoạch đề ra, Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất và đẩy mạnh cơ khí hóa, tự động hóa trong chế biến; tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển cà phê đặc sản (từ người sản xuất, chế biến, thử nếm, chọn tạo cây giống…). Đối với hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, Bộ NN-PTNT yêu cầu phải đẩy mạnh việc cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê đặc sản cho các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê đặc sản. Đồng thời tăng cường kết nối giữa người sản xuất và những nhà rang xay, chế biến, tiêu thụ cà phê đặc sản; xây dựng, phát triển thương hiệu cà phê đặc sản…
Kim Bảo
- Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 209/NQ-CP ngày 28/10/2024 của Chính phủ (26/12/2024, 10:50)
- Tập trung nguồn lực xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả trong năm 2025 (26/12/2024, 09:01)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 4 tháng 12/2024) (25/12/2024, 09:28)
- Triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (24/12/2024, 14:10)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 3 tháng 12/2024) (19/12/2024, 10:10)
- Thông tin, tuyên truyền tiêu chí xét chọn doanh nghiệp thực hiện truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (16/12/2024, 11:07)
- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo (12/12/2024, 14:32)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 2 tháng 12/2024) (11/12/2024, 09:51)
- Kế hoạch tổ chức Hội thi Nhà nông đua tài tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (10/12/2024, 16:44)
- Kế hoạch tổ chức cuộc thi “Rang cà phê đặc sản Việt Nam 2025” tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (10/12/2024, 16:03)
- Kế hoạch Thông tin - Truyền thông về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (10/12/2024, 14:57)