Theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, để đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, hiện đã có 10 doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh cam kết dự trữ hàng hóa thiết yếu với tổng trị giá hơn 271 tỷ đồng.
Việc xác định mặt hàng bình ổn dựa vào tính thiết yếu, nhu cầu sử dụng của người dân dịp Tết và tính nhạy cảm về cung cầu, giá cả. Các mặt hàng bình ổn chủ yếu gồm: gạo, thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, bột ngọt và các loại thực phẩm chế biến, rau củ quả, nhiên liệu, bánh kẹo mứt. Thời gian thực hiện bình ổn kéo dài hơn 2 tháng, từ ngày 15/12/2021 - 28/2/2022.
Ảnh minh họa
Qua rà soát cung cầu thị trường, lượng hàng hóa cần cho người dân tỉnh Đắk Lắk dùng trong 1 tháng vào dịp Tết dự kiến là 18.000 tấn gạo tẻ và gạo nếp, 3.600 tấn thịt lợn, 2.700 tấn rau củ quả, 1.260 tấn thủy hải sản,… Theo tính toán, lượng hoàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp, siêu thị lớn trên địa bàn với trị giá hơn 271 tỷ đồng sẽ đáp ứng khoảng 18% nhu cầu tiêu dùng của người dân. Như vậy, một lượng lớn hàng hóa được dự trữ tại các cửa hàng, các chợ cũng là kênh lớn để đáp ứng nhu cầu hàng hóa của nhân dân trong dịp Tết.
Sở Công Thương đã trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Việc xây dựng kế hoạch nhằm sớm triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, kích cầu tiêu dùng, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp kéo dài, Sở Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vừa dự trữ nguồn hàng, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch trong quá trình sản xuất kinh doanh theo quy định. Hiện nay, hàng hóa đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân và dự kiến đáp ứng đủ dịp Tết. Trường hợp xảy ra khan hiếm hàng hóa, Sở Công Thương sẽ theo dõi, điều chuyển hàng hóa đến điểm thiếu hàng trong vòng 24 giờ.
Qua các đợt dịch xảy ra trên địa bàn, hoạt động bán hàng trực tuyến đã được triển khai hiệu quả, lượng hàng bán trực tuyến chiếm khoảng 30% tổng giá trị hàng hóa bán ra. Theo dự báo, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhiều người dân sẽ tiếp tục hạn chế tới trung tâm thương mại, siêu thị, chợ để mua sắm dịp Tết. Do đó các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, hộ kinh doanh cần tiếp tục đẩy mạnh phương thức bán hàng trực tuyến và giao tận nhà nhằm đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả.
Minh Huệ
- Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (26/04/2025, 14:46)
- Kỳ họp Chuyên đề lần thứ 18, HĐND tỉnh khóa X: Thông qua 10 nghị quyết quan trọng (25/04/2025, 18:18)
- Huyện Krông Năng đạt giải Nhất toàn đoàn Hội thi Giao lưu tiếng Việt cho trẻ em mầm non vùng dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk (25/04/2025, 17:28)
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về công tác cán bộ (25/04/2025, 17:26)
- Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (25/04/2025, 16:55)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật, Nghị quyết (25/04/2025, 16:02)
- Khai mạc Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk lần thứ XXI năm 2025 (25/04/2025, 13:33)
- Đẩy mạnh triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (25/04/2025, 11:11)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 3 tháng 4/2025) (25/04/2025, 11:00)
- Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống dịch Sởi trên địa bàn toàn tỉnh năm 2025, đợt 3 (25/04/2025, 10:33)
- Khai mạc Hội thi Giao lưu tiếng Việt cho trẻ em mầm non vùng dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk (25/04/2025, 09:43)