Ảnh minh họa
Nội dung trên quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ.
Nghị định nêu rõ các khu rừng phải có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng; có biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng; có phương án phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 45 của Nghị định này; có các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng loại rừng; trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Đối với các khu rừng có đường sắt, đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đi qua và công trình có nguy cơ gây cháy rừng phải có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp với từng loại công trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa.
Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy; không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V...
Nghị định nêu rõ chủ rừng; đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất; cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất; chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng.
Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy. Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
Theo chinhphu.vn
- Toàn quốc đã hỗ trợ xóa 264.522 căn nhà tạm, nhà dột nát (09/07/2025, 19:24)
- Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk làm việc với Ban Nội chính Tỉnh ủy (09/07/2025, 18:30)
- Công bố các Nghị quyết, Quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk (09/07/2025, 18:21)
- Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt (09/07/2025, 14:28)
- Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Tỉnh ủy (09/07/2025, 13:48)
- Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk khảo sát thực tế tình hình hoạt động, vận hành chính quyền địa phương 02 cấp tại xã Krông Năng và phường Buôn Hồ (08/07/2025, 22:06)
- Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy (08/07/2025, 18:52)
- Tổ chức thực hiện Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (08/07/2025, 15:40)
- Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk làm việc với Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (08/07/2025, 12:50)
- Bế mạc Giải vô địch các nhóm tuổi thanh thiếu niên quốc gia môn Bắn súng năm 2025 (08/07/2025, 08:56)
- Tổ chức Vòng bán kết, vòng chung kết Cuộc thi tìm kiếm tài năng View Idol – Tỏa sáng theo cách của bạn – Sự kiện kết nối Tây Nguyên (07/07/2025, 10:24)