Ngày 24/4, tại tỉnh Lâm Đồng, Hiệp hội Mắc Ca Việt Nam chính thức được thành lập.
Hiệp hội Mắc Ca Việt Nam chính thức được thành lập. Ảnh: VGP/Thế Phong
Hiệp hội đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất và bầu ra Ban chấp hành gồm 13 người, do ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Him Lam, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), làm Chủ tịch.
Hiệp hội Mắc Ca Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 124/QĐ-BNV, ngày 5/2/2016 của Bộ Nội vụ, có tên gọi chính thức là Hiệp hội Mắc Ca Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Macadamia Association, tên viết tắt là Macca Vietnam (VMA).
Hiệp hội Mắc Ca Việt Nam là tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tập hợp và đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ cung ứng xuất khẩu, nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo vì sự phát triển của cây mắc ca tại Việt Nam.
Đại hội lần thứ nhất của Hiệp hội đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể trong những năm tới là góp phần cùng đất nước xây dựng ngành công nghiệp mắc ca hiện đại, khai thác chuỗi giá trị lớn, khép kín, thu hút nguồn vốn, nhân lực, tạo ra những sản phẩm tinh chế, phong phú từ mắc ca có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu cao.
Một nhiệm vụ nữa của Hiệp hội là góp phần mở rộng diện tích trồng hợp lý, mở rộng thị trường tiêu thụ bền vững, góp phần vào chương trình tái cơ cấu cây trồng ở hai vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Đồng thời phát huy giá trị kinh tế, xã hội, môi trường từ cây mắc ca; ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên nước và biến đổi khí hậu; gắn sự phát triển của các doanh nghiệp trồng, kinh doanh mắc ca với xã hội và nông dân, giúp nông dân vượt khó, làm giàu.
Theo phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2020, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Bắc và Tây Nguyên khoảng 9.940 ha, trong đó có 2.350 ha trồng tập trung; có 12 cơ sở chế biến mắc ca công suất từ 50-200 tấn/cơ sở.
Đến năm 2030, cả nước có 34.500 ha mắc ca, gồm 7.000 ha tập trung và 27.500 ha trồng xen. Trong đó, Tây Bắc có 4.800 ha trồng thuần và 3.250 ha trồng xen, Tây Nguyên có 2.200 ha trồng thuần và 24.500 ha trồng xen. Cả hai vùng sẽ có 30 cơ sở chế biến, gồm 20 cơ sở tại Tây Nguyên và 10 cơ sở tại Tây Bắc.
Theo Chinhphu.vn
- Thư chúc mừng năm mới của Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk (23/01/2025, 13:03)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 3 tháng 1/2025) (23/01/2025, 11:39)
- Chấm dứt hoạt động đối với các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung với công nghệ lạc hậu, không hiệu quả kinh tế, gây ô nhiễm môi trường (20/01/2025, 10:18)
- Kế hoạch cao điểm triển khai định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (15/01/2025, 10:12)
- Thông tin tuyên truyền xét chọn đơn vị tổ chức Hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà phê và sản phẩm OCOP trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (14/01/2025, 14:13)
- Tiếp tục đôn đốc tuyên truyền sử dụng ứng dụng i-Speed để đo tốc độ truy nhập Internet băng rộng di động đến cấp xã/phường (13/01/2025, 15:36)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 1 tháng 1/2025) (10/01/2025, 08:55)
- Tổ chức Chương trình Nghệ thuật và bắn pháo hoa đêm Giao thừa đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, năm 2025 (08/01/2025, 14:37)
- Phát động phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” (07/01/2025, 08:51)
- Triển khai Nghị quyết số 32/2024/NQ-HĐND ngày 31/12/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh (06/01/2025, 14:55)
- Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp Phú Xuân (03/01/2025, 09:31)