San sẻ gánh nặng với giáo dục vùng cao (28/09/2016, 09:02)

Ngoài nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ an ninh biên giới, giúp bà con phát triển kinh tế, vào các buổi tối, những người lính quân hàm xanh lại "sáng đèn" gieo chữ cho những người dân cùng các học trò nghèo ở vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk. Nhiều lớp học xóa mù chữ được mở ra trên địa bàn vừa giúp bà con xóa bỏ "giặc dốt", vừa mở ra tương lai tươi sáng cho nhiều trẻ em vùng biên giới.

9vbq_12a

Lớp học xóa mù chữ của Đồn BP Sê Rê Pốk. Ảnh: Phạm Hoàng

Lớp học của những thầy giáo Biên phòng

Trên địa bàn hai huyện biên giới Buôn Đôn và Ea Súp, đời sống của đồng bào gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, do lối sống lạc hậu, giao thông đi lại không thuận lợi nên đa số trẻ em là con em người đồng bào thường không biết chữ, hay phải nghỉ học sớm theo bố mẹ lên nương rẫy để đi làm kiếm sống. Trước tình hình đó, Đồn BP Sê Rê Pốk đã cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương xã Krông Na tiến hành sà soát và vận động được 16 em, độ tuổi từ 6 - 18 đến với lớp học xóa mù chữ.

Lớp học xóa mù chữ do Đồn BP Sê Rê Pốk mở vào các buổi tối từ 17 - 21 giờ tại trường Tiểu học trên buôn Đrăng Phôk (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn). Lớp học gồm những con em là người đồng bào thiểu số, không biết chữ hoặc các em biết chữ nhưng nghỉ học từ lâu. Giáo trình được chia ra làm 3 phần, tùy theo từng đối tượng. Chẳng hạn, thứ nhất là giáo dục từ đầu cho các em chưa biết chữ; thứ hai, khôi phục lại mặt chữ cho các em đã biết chữ nhưng bỏ học lâu ngày; cuối cùng là phổ cập hết chương trình Tiểu học cho các em. Lớp học chủ yếu dạy 3 môn chính là Toán, Văn, Công dân, những môn học này giúp cho các em biết đọc, biết viết và biết tính toán, quan trọng hơn là dạy cho các em những kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giúp các em trở thành những người có ích trong tương lai. 

Để tìm hiểu thêm về hành trình vận động các em tới lớp, chúng tôi đã tìm gặp Thiếu tá Nguyễn Tiến Thanh, Đội phó Đội vận động quần chúng (VĐQC), người trực tiếp đứng lớp học xóa mù chữ tại buôn Đrăng Phôk, anh tâm sự: Hằng ngày, đa số các em đều đi chăn bò, nhiều em nhỏ lên nương rẫy với bố mẹ nên lớp học được mở vào buổi tối để tiện cho các em đi học. Mỗi tuần 3 buổi, cứ đi làm về là các cán bộ, chiến sĩ của Đồn BP Sê Rê Pốk lại đến từng nhà để chở các em tới lớp học. Khoảng cách từ nhà tới trường học không xa, nhưng để các em tự động đến lớp là rất khó, vì các em còn nhỏ lại ham chơi, hơn nữa, do trình độ nhận thức của đồng bào còn hạn chế nên ít quan tâm tới việc học của con em mình, vì thế các cán bộ, chiến sĩ Biên phòng phải tới từng nhà động viên và đón các em đến lớp nhằm tạo  thói quen ham học cho các em.

"Vì điều kiện hoàn cảnh gia đình các em khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nên nhiều em vừa đi chăn trâu, bò về là tới lớp với chiếc áo cáu bẩn, vì thế, tôi đã cùng với anh em trong đơn vị tranh thủ thời gian cuối tuần vào các nhà dân xin những quần áo cũ mang về để phát cho các em, mỗi em cũng được vài bộ thay đổi để đến lớp, nhằm giữ gìn sức khỏe và tạo sự thoải mái cho các em khi đến lớp…" - Thiếu tá Nguyễn Tiến Thanh chia sẻ.

Để "gieo chữ" cho các trẻ em vùng cao biên giới, cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã gặp rất nhiều khó khăn trong công việc thuyết phục các bậc phụ huynh đồng ý để cho con em họ tới lớp. Bên cạnh đó, lớp học gồm 100% học sinh là con em dân tộc thiểu số, nhiều em vẫn chưa nói rành tiếng Việt, nên công tác giảng dạy gặp không ít khó khăn.

Tại huyện Ea Súp, trong các năm học 2013 - 2015, Đồn BP Ia Rvê đã mở 2 lớp xóa chữ dành cho bà con dân tộc thiểu số và các em học sinh nghèo. Vào năm 2013, lớp học xóa mù chữ được tổ chức với 27 học viên, tuổi từ 16 - 60, với 100% là bà con dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Dao… Sau một ngày lao động trên nương rẫy, tối đến, bà con lại "ý ới" gọi nhau tới lớp xóa mù của thầy giáo Biên phòng. Chỉ sau môt năm lớp học đã xóa mù chữ cho tất cả những người không biết chữ trên địa bàn thôn 12, 13. Ngoài ra, các thầy giáo quân hàm xanh còn hướng dẫn bà con áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phát huy kết quả đạt được năm 2014, Đồn BP Ia Rvê cũng đã mở thêm một lớp xóa mù chữ với 26 học viên, tuổi từ 16 - 60, đa số học viên của lớp học là bà con người Kinh ở khu vực tỉnh Bến Tre lên khu vực biên giới để xây dựng kinh tế mới.

q0nc_12b

Thầy giáo Biên phòng hướng dẫn các học sinh nghèo học bài. Ảnh: Phạm Hoàng

Gieo chữ, "gieo" tương lai

Là con thứ 5 trong gia đình 7 anh em, Y Gon Ksơ (SN2003) chỉ được học tới lớp 3, vì hoàn cảnh gia đình nghèo, đông anh em nên Ksơ phải bỏ học sớm để lên nương rẫy đi làm kiếm sống phụ giúp bố mẹ nuôi các em. Cậu học sinh nghèo hằng ngày xem trên ti vi vẫn mơ ước được làm thầy giáo đưa con chữ tới các học sinh ở vùng sâu, vùng xa, nhưng ước mơ đó quá xa vời đối với em. Hiểu được những tâm tư nguyện vọng của em, Đội VĐQC đã tới nhà Ksơ và các trẻ em trong buôn để vận động các em tới lớp học xóa mù chữ. Ngày khai giảng lớp học, Ksơ và các bạn đồng trang lứa được khoác trên mình bộ áo mới do các cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Sê Rê Pốk tặng, em Ksơ phấn khởi nói: "Em vui lắm, buổi tối rảnh được tới lớp học, còn ban ngày, em có thể giúp đỡ bố mẹ làm rẫy, lúc ở nhà có thể giúp bố mẹ viết chữ khỏi phải đi nhờ hàng xóm nữa…".

Cháu Y Cam Ly Bun Khiên đã lên 12 tuổi, nhưng kể từ khi đến với lớp học xóa mù chữ, em mới được các thầy giáo Biên phòng dạy cho cách cầm bút, viết những nét chữ đầu đời. Nhà Bun Khiên nghèo lắm, hằng ngày, cậu học trò phải đi chăn trâu, cắt cỏ cho bò ăn, vừa lên nương rẫy làm cỏ giúp gia đình. Tối đến, các thầy giáo Biên phòng lại giúp Bun Khiên đánh vần từng chữ cái, luyện từng nét chữ cho tròn vành. Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, Bun Khiên tự ý thức được việc học, không cần phải nhắc nhở, chỉ trong một thời gian ngắn, cậu đã biết đọc, biết viết và chuẩn bị ghép vào lớp 2.

Tuy điều kiện lớp học còn nhiều thiếu thốn, nhưng các thầy giáo mang quân hàm xanh vẫn cố gắng, kiên trì, không quản nắng mưa, hằng ngày đều đặn đón các em tới lớp học. Ngoài ra, các thầy còn vận động bà con trong buôn ủng hộ quần áo cho các em học sinh. Lớp học còn được sự quan tâm của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Buôn Đôn tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ sách vở cho các em học, cuối khóa ra đề thi để kiểm tra kết quả học tập của các cháu.

Các lớp học xóa mù chữ của BĐBP Đắk Lắk đã góp phần xóa bỏ "giặc dốt" trên khu vực biên giới, giúp bà con biết đọc, biết viết và tính toán để phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày. Đây cũng là điều kiện quan trọng để người dân tiếp cận áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều quan trọng hơn là qua hoạt động này đã góp phần xây dựng tương lai cho các em học sinh nghèo không có điều kiện tới trường.

Theo Báo Biên Phòng

Bình chọn
Khu vực bạn ở như thế nào?
Quảng Cáo
   

​​​     

 

https://hoadondientuvt.vn/, sim số đẹp, thegioisimdep.vn/, sim số đẹp, smstrieuniemvui.vn, vegafone.vn, htcwildfire.com.vn, minhhienapple.vn, bluegrassbaptist.com, https://vnptgroup.vn/dang-ky-gia-han-chu-ky-so-vnpt/, tinvienthong.net, dịch vụ chữ ký số, https://vnpthcm.vn/goi-cuoc-wifi-vnpt-hcm/, vnpthanoi.vn, https://vnpthcm.vn, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, định vị xe máy, https://shipthuocnhanh.vn/, https://kitudacbiet.co/, Gia hạn chữ ký số, simviettel.org, simmobifone.org, timsimdep.vn, khosodep.vn, https://dangky4gviettel.com.vn/, https://viettelnet.vn/chu-ky-so-viettel-ca/, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, Chữ ký số VNPT, vnptgroup.vn, vnpthcm.vn, Lắp mạng vnpt, vnpthanoi.vn, định vị xe máy, định vị xe ô tô, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://vtvdanang.vn/, https://hutbephot686.com/, https://technetvietnam.net/, https://thongcongnghetcucre.com/, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/goi-cuoc-internet-vnpt/, https://vnpthcm.vn/khuyen-mai-dang-ky-internet-vnpt-tphcm/, https://sgate.vn/, https://viettel-hanoi.vn/, https://chukysoviettel-ca.com/, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, Đăng Ký 4G Viettel, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://viettelnet.vn/dinh-vi-xe-may/, định vị ô tô, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/dang-ky-4g-vina-goi-cuoc-4g-vinaphone-gia-re/, https://viettelnet.vn/dich-vu-cloud-server-viettel/, Lap mang FPT, Viettel Đắk Lắk

 

chứng chỉ bất động sản, chứng nhận iso 22000

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready