Từ ngày 1/1/2017, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.580.000 đến 3.750.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Ảnh minh họa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo đó, đối tượng áp dụng gồm: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động; doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2017 như sau: Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng; vùng II: 3.320.000 đồng/tháng; vùng III: 2.900.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 180.000-250.000 đồng/tháng.
Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại.
Không cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ
Mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thoả thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Theo chinhphu.vn
- Toàn quốc đã hỗ trợ xóa 264.522 căn nhà tạm, nhà dột nát (09/07/2025, 19:24)
- Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk làm việc với Ban Nội chính Tỉnh ủy (09/07/2025, 18:30)
- Công bố các Nghị quyết, Quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk (09/07/2025, 18:21)
- Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt (09/07/2025, 14:28)
- Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Tỉnh ủy (09/07/2025, 13:48)
- Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk khảo sát thực tế tình hình hoạt động, vận hành chính quyền địa phương 02 cấp tại xã Krông Năng và phường Buôn Hồ (08/07/2025, 22:06)
- Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy (08/07/2025, 18:52)
- Tổ chức thực hiện Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (08/07/2025, 15:40)
- Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk làm việc với Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (08/07/2025, 12:50)
- Bế mạc Giải vô địch các nhóm tuổi thanh thiếu niên quốc gia môn Bắn súng năm 2025 (08/07/2025, 08:56)
- Tổ chức Vòng bán kết, vòng chung kết Cuộc thi tìm kiếm tài năng View Idol – Tỏa sáng theo cách của bạn – Sự kiện kết nối Tây Nguyên (07/07/2025, 10:24)