Hệ thống tưới tiết kiệm nước của ông Hoàng Mạnh Thu.
Theo báo cáo của Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), tác động của biến đổi khí hậu đã có ảnh hưởng rõ nét đến sự phát triển ngành nông nghiệp, trong đó cây cà phê là một trong những loại cây chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Cụ thể, do nhiệt độ có xu hướng tăng, nguy cơ thiếu hụt nguồn nước tưới cho cây cà phê (loại cây chủ lực tại Tây Nguyên) đang đứng trước nguy cơ báo động.
TS.Trương Hồng, Phó Viện trưởng WASI cho biết, hiện nay thói quen thâm canh cũ của bà con nông dân vẫn còn tồn tại nên việc lãng phí trầm trọng tài nguyên nước trong chăm sóc cây cà phê vẫn khá phổ biến. Người nông dân hiện đang sử dụng nhiều hơn từ 50-60% lượng nước cần thiiết để tưới cây trong mùa khô (từ tháng 1 đến 4 hằng năm).
Cụ thể, theo thói quen cũ, bà con thường tưới từ 700-1.000 lít/cây/lần tưới (một vụ thu hoạch phải tưới 3 lần). Trong khi đó, nếu tưới theo đúng kỹ thuật, lượng nước chỉ cần từ 340-400 lít/cây/lần, có thể tiết kiệm được hơn 50% lượng nước trước đây.
Bên cạnh đó, nếu tưới lượng nước vừa đủ theo đúng quy cách, quá trình sinh trưởng của cây cà phê sẽ cho trái nhiều hơn. Do lượng nước mà cây cà phê hấp thụ vừa đủ sẽ giúp quá trình hấp thu các dưỡng chất từ đất tốt hơn nên chất lượng cà phê sẽ cao hơn. Đặc biệt, tưới nước vừa đủ sẽ giúp người nông dân giảm đáng kể một lượng phân bón cho cây cà phê do không bị nước dư cuốn trôi.
Như vậy, theo TS. Trương Hồng, muốn duy trì và nâng cao sản lượng cà phê xuất khẩu trong thời gian tới, ngành cà phê Việt Nam, trong đó trọng điểm là khu vực Tây Nguyên phải xem nước tưới cho cây cà phê là một yếu tố trọng yếu để cây cà phê giữ vững vị trí của mình trong nền kinh tế.
Muốn thực hiện được điều này, cần hỗ trợ làm thay đổi tư duy canh tác của bà con nông dân nói chung và vấn đề tưới tiêu đúng kỹ thuật theo phương pháp mới cho cây cà phê nói riêng. Từ đó, bà con hiểu được tưới đúng cách cho cây cà phê không chỉ góp phần tiết kiệm nước để bảo đảm an ninh nguồn nước cho trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt mà còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cà phê Việt.
Nhiều mô hình tưới nước tiết kiệm
Đồng hành cùng với người nông dân trong quá trình tiết kiệm nước cho tưới tiêu cây cà phê, Tập đoàn Nestle và Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sĩ đã đồng tài trợ dự án “Sử dụng tưới nước hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành sản xuất cà phê tại Việt Nam” với kinh phí 2 triệu euro tại 5 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông từ tháng 4/2015 đến năm 2019.
Dự án đã hỗ trợ quản lý nước hiệu quả cho 50.000 hộ nông dân trồng cà phê tại 5 tỉnh nêu trên với mục tiêu bảo đảm lượng nước sẵn có đầy đủ và phân bổ hợp lý cho tất cả các mục đích sử dụng ở khu vực Tây Nguyên; tiết kiệm nước chủ yếu bằng cách cải thiện quản lý tưới trong ngành cà phê; cải thiện đời sống người dân về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Cũng trong khuôn khổ dự án, Nestle còn hỗ trợ về kỹ thuật cho bà con nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên đầu tư hệ thống tưới nước phun mưa tự động với kinh phí 60 triệu đồng/hệ thống/ha để thực hiện tưới cà phê theo hình thức phun mưa rất tiết kiệm nước và các chi phí khác.
Ông Phạm Phú Ngọc, Trưởng bộ phận hỗ trợ Nông nghiệp, Trưởng chi nhánh Nestle Việt Nam tại Tây Nguyên cho biết, song song với việc đầu tư hệ thống tưới, Nestle đã phổ biến những phương pháp cụ thể, dễ hiểu để bà con nông dân tiếp cận trong quá trình kiểm soát lượng nước cho cây cà phê bằng những công cụ như vỏ chai nước suối, lon sữa bò gần như không tốn chi phí, dễ dàng phổ biến trong số các nông hộ nhỏ trồng cà phê tại Việt Nam.
Ví dụ, bằng cách đặt một chai nhựa úp xuống đất và quan sát mức độ nước tụ lại trong chai, người nông dân có thể cân đối lượng nước tưới cũng như thời điểm tưới đầu tiên trong mùa khô.
Chia sẻ về lợi ích của việc tưới nước tiết kiệm cho cay cà phê, ông Hoàng Mạnh Thu, thôn EaKron, xã Cữ Né, Huyện Krông Buk, Tỉnh Đắk Lắk cho biết, sau khi sử dụng hệ thống tưới nước phun mưa của dự án Nestle tài trợ, gia đình ông đã tiết kiệm được 1/3 lượng phân bón không bị thất thoát do tưới nước nhiều trôi đi, đồng thời tiết kiệm được 1/2 chi phí như nhân công, 1/2 chi phí điện, dầu cho máy bơm nước. Đặc biệt, do tưới đúng kỹ thuật nên sản lượng cà phê của gia đình ông đã tăng từ 12-14% so với hình thức thâm canh cũ.
Theo Chinhphu.vn
- Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng các cơ sở Phật giáo nhân Đại lễ Phật đản năm 2025 (09/05/2025, 11:04)
- Điểm tin một số văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk (Tuần 1 tháng 5/2025) (09/05/2025, 10:23)
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Năng mở rộng (08/05/2025, 21:48)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk thảo luận về một số nội dung của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) (08/05/2025, 14:26)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tham gia thảo luận về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (08/05/2025, 08:39)
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về dược, an toàn thực phẩm (07/05/2025, 17:32)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tham gia thảo luận các dự án Luật (07/05/2025, 10:36)
- Ông Nguyễn Thiên Văn được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk (07/05/2025, 10:07)
- Hơn 1.000 cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện (06/05/2025, 16:24)
- Tuyên truyền Cuộc thi tìm hiểu về 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/05/2025, 16:21)
- Tuyên truyền Kết luận số 137- KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị (06/05/2025, 16:16)