Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh giao các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công Thương chỉ đạo các lực lượng trực thuộc tiếp tục tăng cường kiểm soát, điều tra, bắt giữ, xử lý triệt để đối với các hành vi buôn bán, vận chuyển trái pháp luật động vật, thực vật hoang dã theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 28/CT-TTg ngày 17/9/2016 về một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật.
Ảnh minh họa
Theo đánh giá của một số chuyên gia quốc tế, Việt Nam đang trở thành điểm nóng về buôn bán và sử dụng sản phẩm từ động, thực vật hoang dã ở Đông Nam Á. Cạnh đó, nước ta cũng được biết đến là địa bàn trung chuyển lớn trong khu vực về buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Nhiều vụ án buôn bán xuyên quốc gia khối lượng lớn các sản phẩm từ động vật, thực vật hoang dã đã bị phát hiện. Tình trạng sử dụng ngà voi, sừng tê giác và giết hại các loài hoang dã để phục vụ cho các bữa tiệc đã trở thành thói quen xấu trong sinh hoạt tiêu dùng của người dân.
Hậu quả của việc này là nhiều loài đang có nguy cơ tiệt chủng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đa dạng sinh học. Nhiều loài thú lớn là biểu tượng của nhiều vùng bị tuyệt chủng do áp lực khai thác, sử dụng bất hợp pháp như tê giác một sừng, hổ, bò xám, trâu rừng, hươu vàng và nhiều thú lớn khác.
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2015-2017, Tòa án nhân dân tối cao đã thụ lý 231 vụ/339 bị cáo vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp quý, hiếm. Trong đó, có 8 bị cáo bị phạt tù 3-7 năm, 96 trường hợp tù từ 3 năm trở xuống. Các vụ việc còn lại đối tượng phạm tội chỉ bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù giam nhưng cho hưởng án treo.
Ngày 23/11/2018, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ra Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự.
Đối với hành vi tàng trữ trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm kể từ 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 (ngày Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành) nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 234 hoặc Điều 244 của Bộ luật Hình sự.
Nếu các hành vi trên có từ trước ngày 01/01/2018 thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp nhằm mục đích buôn bán, thu lợi bất chính...
Theo chinhphu.vn
- Toàn quốc đã hỗ trợ xóa 264.522 căn nhà tạm, nhà dột nát (09/07/2025, 19:24)
- Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk làm việc với Ban Nội chính Tỉnh ủy (09/07/2025, 18:30)
- Công bố các Nghị quyết, Quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk (09/07/2025, 18:21)
- Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt (09/07/2025, 14:28)
- Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Tỉnh ủy (09/07/2025, 13:48)
- Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk khảo sát thực tế tình hình hoạt động, vận hành chính quyền địa phương 02 cấp tại xã Krông Năng và phường Buôn Hồ (08/07/2025, 22:06)
- Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy (08/07/2025, 18:52)
- Tổ chức thực hiện Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (08/07/2025, 15:40)
- Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk làm việc với Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (08/07/2025, 12:50)
- Bế mạc Giải vô địch các nhóm tuổi thanh thiếu niên quốc gia môn Bắn súng năm 2025 (08/07/2025, 08:56)
- Tổ chức Vòng bán kết, vòng chung kết Cuộc thi tìm kiếm tài năng View Idol – Tỏa sáng theo cách của bạn – Sự kiện kết nối Tây Nguyên (07/07/2025, 10:24)