Đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong đầu tư tín dụng và cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. (15/05/2016, 14:00)

Sáng 13/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đại diện doanh nghiệp, hộ nông dân tham gia vay tín dụng phục vụ phát triển cà phê. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Y Dhăm Ênuôl đồng chủ trì Hội nghị

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kết quả đầu tư tín dụng chung phục vụ trồng, chăm sóc, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê tính đến thời điểm hiện nay đạt khoảng 48.192 tỷ đồng, tăng 6,15% so với cuối năm 2015 với hơn 340.000 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, cho vay trồng, chăm sóc cà phê đạt 22.813 tỷ đồng; cho vay thu mua, chế biến cà phê đạt 13.315 tỷ đồng; phục vụ cho xuất khẩu cà phê là 12.064 tỷ đồng. Dự nợ cho vay cà phê tại khu vực Tây Nguyên đạt 39.179 tỷ đồng chiếm 81,29% dư nợ cho vay cà phê toàn quốc, tập trung ở 4 tỉnh trọng điểm Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông. Dư nợ  cho vay  tại khu vực Đông Nam Bộ đạt 6.608 tỷ đồng, chiếm 13,71% dư nợ cho vay cà phê toàn quốc. Việc cho vay phát triển cà phê tập trung tại Hồ Chí Minh để phục vụ thu mua, xuất khẩu cà phê chiếm tới 62,36%.

Ông Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị

Đối với cho vay tái canh cà phê tại khu vực Tây Nguyên do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai, tính đến quý I/2016, dư nợ cho vay của các tỉnh đạt hơn 758 tỷ đồng, tăng 10,67%. Trong đó, dư nợ cho vay thực hiện tái canh theo phương thức trồng mới là hơn 213 tỷ đồng, dư nợ cho vay theo phương pháp ghép cải tạo hơn 544 tỷ đồng. Theo Đề án tái canh cà phê từ giai đoạn 2014 – 2020 sẽ  tiến hành tái canh khoảng 120 ngàn ha. Trong đó, diện tích tái canh 90.000 ha, ghép cải tạo 30.000 ha.Việc đầu tư vốn tín dụng nhìn chung đã đáp ứng với kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân. Nguồn vốn tín dụng phục vụ tái canh cà phê bước đầu đã giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với chi phí ưu đãi phục vụ tái canh, phát triển bền vững cây cà phê.

Ông Y Dhăm Ênuôl- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Ý kiến tham gia của các địa phương, ngành liên quan tại Hội nghị cho thấy, khó khăn chính của tín dụng cho tái canh cà phê hiện nay do giá cà phê không ổn định nên nhiều hộ không thực hiện kế hoạch tái canh cà phê thậm chí phá cà phê để trồng các loại cây khác. Ngoài ra, giá cà phê xuống thấp cũng không tạo động lực cho người sản xuất đầu tư tái canh. Về khó khăn của các ngân hàng cho vay, do Đề án chỉ hỗ trợ tín dụng đối với những diện tích nằm trong quy hoạch trong khi các tỉnh mới chỉ có quy hoạch chung, chưa có quy hoạch chi tiết nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có căn cứ để xây dựng phương án cho vay. Ngoài ra, tái canh cà phê đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn (trên 150 triệu đồng/3 năm đầu). Trong khi, tài sản trên đất của nông dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nông nghiệp, gây khó khăn cho việc xác định giá trị tài sản bảo đảm và thực hiện hợp đồng thế chấp. Vấn đề tạo ra sinh kế cho người sản xuất khi tái canh cũng là khó khăn lớn gặp phải của các địa phương khi triển khai.

Đề xuất giải pháp tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải, các đại biểu tham gia Hội nghị cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với Bộ, ban, ngành liên quan nghiên cứu, sửa đổi các định mức kỹ thuật đối với cho vay tái canh cà phê,  bố trí vốn cho ngành cà phê hưởng gói tín dụng ưu đãi tương tự như đối ngành hàng lúa gạo, thủy sản với lãi suất khoảng 6,5%/năm. Bên cạnh đó, Bộ cần tổ chức khảo sát tới tận tổ chức, cá nhân, hộ gia đình về nhu cầu tái canh trong 5 năm tới, từ đó xây dựng chính sách tái canh chi tiết. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nâng mức cho vay tối đa 200 triệu đồng/ha đối với phương pháp trồng tái canh cà phê, 100 triệu đồng/ ha đối với phương pháp ghép cải tạo cà phê, nâng thời hạn cho vay từ 8-10 năm đối với phương pháp tái canh. Đối với ngân hàng triển khai gói vay, cần rút ngắn thủ tục, bổ sung chính sách đối với nông dân tái canh “cuốn chiếu”….

Kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, thời gian tới, các địa phương chú ý vấn đề rà soát và xây dựng kế hoạch tái canh cà phê, thành lập cơ quan thường trực chỉ đạo tái canh ở các tỉnh, chú trọng công tác tuyên truyền về chính sách cho vay để người dân nắm bắt và tiếp cận dịch vụ khi có nhu cầu, không được tái canh theo phong trào. Do tình hình biến đổi khí hậu, hạn hán đang diễn ra phức tạp, do đó, các tỉnh cần quan tâm khôi phục vườn cà phê sau hạn hán, hỗ trợ hộ nông dân lựa chọn và áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước, triển khai Quyết định 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho người dân mua sắm và lắp đặt trang thiết bị phục vụ nước tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp, áp dung khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đối với Ngân hàng cho vay cần xem xét lại thủ tục, quy trình, điều kiện cho vay để người dân dễ tiếp cận …

Kim Bảo

Các tin khác
Bình chọn
Khu vực bạn ở như thế nào?
Quảng Cáo
   

​​​     

 

https://hoadondientuvt.vn/, sim số đẹp, thegioisimdep.vn/, sim số đẹp, smstrieuniemvui.vn, vegafone.vn, htcwildfire.com.vn, minhhienapple.vn, bluegrassbaptist.com, https://vnptgroup.vn/dang-ky-gia-han-chu-ky-so-vnpt/, tinvienthong.net, dịch vụ chữ ký số, https://vnpthcm.vn/goi-cuoc-wifi-vnpt-hcm/, vnpthanoi.vn, https://vnpthcm.vn, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, định vị xe máy, https://shipthuocnhanh.vn/, https://kitudacbiet.co/, Gia hạn chữ ký số, simviettel.org, simmobifone.org, timsimdep.vn, khosodep.vn, https://dangky4gviettel.com.vn/, https://viettelnet.vn/chu-ky-so-viettel-ca/, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, Chữ ký số VNPT, vnptgroup.vn, vnpthcm.vn, Lắp mạng vnpt, vnpthanoi.vn, định vị xe máy, định vị xe ô tô, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://vtvdanang.vn/, https://hutbephot686.com/, https://technetvietnam.net/, https://thongcongnghetcucre.com/, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/goi-cuoc-internet-vnpt/, https://vnpthcm.vn/khuyen-mai-dang-ky-internet-vnpt-tphcm/, https://sgate.vn/, https://viettel-hanoi.vn/, https://chukysoviettel-ca.com/, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, Đăng Ký 4G Viettel, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://viettelnet.vn/dinh-vi-xe-may/, định vị ô tô, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/dang-ky-4g-vina-goi-cuoc-4g-vinaphone-gia-re/, https://viettelnet.vn/dich-vu-cloud-server-viettel/, Lap mang FPT, Viettel Đắk Lắk

 

chứng chỉ bất động sản, chứng nhận iso 22000

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready