Đổi thay ở các xã nông thôn mới (11/06/2019, 07:55)

Sau 8 năm nỗ lực xây dựng NTM, bằng nhiều giải pháp thiết thực, sáng tạo, Đắk Lắk đã huy động tổng hợp các nguồn lực, nhất là phát huy nội lực trong nhân dân vào xây dựng NTM nên đến nay bộ mặt nông thôn trong tỉnh ngày càng khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại, đời sống của đồng bào các dân tộc không ngừng cải thiện nâng cao về mọi mặt.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Dẫn chúng tôi đi trên con đường nhựa sạch đẹp nối các buôn làng Ê đê, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Ea Tu Nguyễn Hữu Vượng cho biết: Xã Ea Tu có diện tích tự nhiên 2.862 ha, dân số khá đông với 4.313 hộ, 18.652 khẩu, trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 50%. Trong qúa trình xây dựng NTM, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh và TP Buôn Ma Thuột, xã Ea Tu đã tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân nên huy động được mọi nguồn lực. Từ năm 2011 đến nay, toàn xã đã huy động được 97,1 tỷ đồng vào xây dựng NTM, trong đó đồng bào các dân tộc trong xã đóng góp được hơn 68 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công lao động vào xây dựng đường giao thông, trường học, nhà cửa, hệ thống điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Nhờ đó, đến nay đã có 85% đường giao thông liên thôn, buôn và 80% đường ngõ xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% hộ dân được sử dụng điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa cộng đồng các thôn, buôn... đều được kiên cố hóa, tạo cho mặt nông thôn ở Ea Tu hoàn toàn đổi khác. Không chỉ cơ sở hạ tầng hoàn thiện mà tư duy, nhận thức về phát triển kinh tế của đồng bào DTTS trong xã cũng thay đổi lớn.

Về phát triển kinh tế, ngay từ những năm đầu xây dựng NTM, xã Ea Tu phát động nhân dân trồng xen các loại cây có giá trị kinh tế cao vào vườn cà-phê như sầu riêng, bơ và các loại cây ăn trái khác để đa dạng hóa cây trồng. Đến nay, toàn xã có 1.466 ha cà-phê thì phần lớn đều phát triển theo mô hình đa cây với mức thu nhập trên 150 triệu đồng/ha/năm. Nhờ đó, đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã tăng lên 41 triệu đồng/người/năm; số hộ nghèo đa chiều giảm xuống dưới 2,13%; nhiều hộ đồng bào DTTS mỗi năm thu nhập từ 600-700 triệu đồng nên xây dựng nhà cửa khang trang.

Ông Y Wih Êban, buôn trưởng buôn Krông B phấn khởi nói: “Tham gia xây dựng NTM, bây giờ buôn làng nào cũng có đường nhựa, đường bê tông, nhiều gia đình xây dựng được nhà cửa kiên cố, khang trang. Đêm về, điện sáng bừng từ trong nhà ra đến đường. Chương trình NTM đã mang đến một cuộc sống mới cho đồng bào Tây Nguyên”.

Già làng Y Ranh Niê ở buôn Ea Dun, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk luôn tích cực đi tuyên truyền, vận động bà con trong buôn chăm lo phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Tại xã Ea Kênh, một trong chín xã đạt chuẩn xã NTM của huyện Krông Pắk, Chủ tịch UBND xã Ea Kênh Trần Thành Vinh chia sẻ: Để huy động các nguồn lực trong nhân dân vào xây dựng NTM, xã chỉ đạo các thôn, buôn tổ chức họp dân bầu Ban phát triển cấp thôn, buôn để triển khai các nghị quyết, kế hoạch của cấp trên và của xã đến tận người dân dưới nhiều hình thức. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên là người đi đầu trong từng việc làm cụ thể để người dân thấy, ủng hộ và làm theo. Từ năm 2011 đến 2017, xã đã huy động các nguồn lực xây dựng hoàn thành 43,1 km đường giao thông các loại, 3,5km kênh mương nội đồng, 20 công trình dân dụng... Đến tháng 3-2018, xã Ea Kênh đã hoàn thành 19 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM. Đến nay hệ thống đường giao thông trong xã được cứng hóa hơn 60%, góp phần làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt nông thôn. Điều ấn tượng nữa là thông qua chương trình xây dựng NTM, đời sống của người dân đã được cải thiện, nâng cao về mọi mặt, số hộ nghèo của xã từ 23,36% năm 2011 đến nay giảm xuống còn 4,64%, thu nhập đầu người tăng từ 18,6 triệu đồng lên 38 triệu đồng/người/năm. Chương trình NTM mang đến cho người dân một cuộc sống mới ấm no, tốt đẹp hơn.

Không chỉ riêng xã Ea Tu, Ea Kênh mà nhiều huyện, xã trong tỉnh đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, huy động được tối đa nguồn lực trong dân để xây dựng NTM. Điển hình như huyện Krông Pắk chỉ trong giai đoạn 2016-2018 đã huy động được 4.820 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong đó nhân dân đóng góp 104 tỷ đồng, tham gia 10.383 ngày công lao động, hiến 2.185 m2 đất để làm đường giao thông, kênh mương thủy lợi, nhà văn hóa cộng đồng...; làm mới được 283 km đường giao thông các loại, kiên cố hóa 7,9 km kênh mương và xóa được 203 nhà tạm... Sau 8 năm xây dựng NTM, toàn huyện đã có 9/15 xã đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 16,13 tiêu chí/xã, Krông Pắk phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn huyện NTM. 

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoài Dương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh cho biết: “Toàn tỉnh có 152 xã, khi triển khai xây dựng NTM bình quân mỗi xã chỉ đạt 3,3 tiêu chí. Tuy nhiên, với sự vào cuộc và nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân các dân tộc trên địa bàn, sau 8 năm toàn tỉnh đã huy động được trên 51.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng NTM, trong đó vốn doanh nghiệp và nhân dân đóng góp hơn 4.700 tỷ đồng.  Đến nay, toàn tỉnh có 43 xã đạt chuẩn NTM, bình quân toàn tỉnh đạt 13,84 tiêu chí/xã, cao hơn bình quân vùng Tây Nguyên và không còn xã đạt dưới năm tiêu chí”.  

Cần cơ chế đặc thù cho xã khó khăn

Chương trình xây dựng NTM đã làm thay đổi toàn diện diện mạo vùng nông thôn trong tỉnh, tuy nhiên là tỉnh miền núi, địa bàn rộng, bình quân diện tích của mỗi xã hơn 8.300 ha, địa hình phức tạp, đặc biệt toàn tỉnh hiện còn 46 xã nghèo và 662 thôn, buôn đặc biệt khó khăn, trong đó có 231 thôn, buôn được đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020. Tại năm huyện khó khăn của tỉnh gồm: Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Lắk, M’Đrắk đến nay chưa có xã nào đạt chuẩn NTM.

Phó Chánh văn phòng Ban điều phối xây dựng NTM tỉnh Dương Tiến Đức cho biết: Theo tính toán của tỉnh, để đạt các tiêu chí NTM bình quân mỗi xã cần khoảng 200 tỷ đồng. Thêm vào đó, ở các huyện, xã này chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nên các công trình sử dụng nhiều nguồn lực, đầu tư lớn, kêu gọi tính xã hội hóa rộng khó có thể cùng lúc tập trung thực hiện hoàn thành trong thời gian ngắn.

Đoàn viên, thanh niên huyện Cư M’gar tham gia làm đường giao thông nông thôn, xây dựng NTM.

Cũng theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoài Dương: Trong 08 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Đắk Lắk đã ban hành hai chính sách để tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng NTM, đó là đối với các thôn, buôn đặc thù khó khăn của tỉnh sẽ được hỗ trợ đầu tư 100% về cơ sở hạ tầng thiết yếu như làm đường giao thông, kênh mương, nhà văn hoá... Thứ hai, trên cơ sở khung nội dung tiêu chí NTM cấp thôn, buôn thuộc phạm vi Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, tỉnh đã ban hành Bộ tiêu chí thôn, buôn NTM giai đoạn 2019-2020 gồm 15 tiêu chí và các quy định, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận thôn, buôn đạt chuẩn NTM, áp dụng cho 51 thôn, buôn thuộc bốn xã khó khăn khu vực biên giới trong hai năm 2019 và 2020; sau năm 2020 sẽ triển khai đồng bộ ở tất cả các thôn, buôn khó khăn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn hết sức khó khăn.

Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM ở vùng khó khăn, cần phải linh hoạt việc thực hiện các tiêu chí đến từng huyện, xã có tính chất đặc thù về địa lý, điều kiện kinh tế-xã hội và đời sống của người dân. Tập trung ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, tạo sinh kế để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho nhân dân. Nhà nước cần có chính sách đặc thù cho các xã khó khăn, xã nghèo, biên giới thuộc địa bàn vùng Tây Nguyên nói chung, như cơ cấu huy động nguồn vốn cần phải linh hoạt hơn, vốn đầu tư từ Nhà nước phải chiếm tỷ lệ cao hơn, giảm gánh nặng cho người dân. Tỉnh và các địa phương cũng cần có cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các huyện, xã nghèo, xã khó khăn, biên giới, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương...

Nguyễn Hoài Bão

Bình chọn
Khu vực bạn ở như thế nào?
Quảng Cáo
   

​​​     

 

https://hoadondientuvt.vn/, sim số đẹp, thegioisimdep.vn/, sim số đẹp, smstrieuniemvui.vn, vegafone.vn, htcwildfire.com.vn, minhhienapple.vn, bluegrassbaptist.com, https://vnptgroup.vn/dang-ky-gia-han-chu-ky-so-vnpt/, tinvienthong.net, dịch vụ chữ ký số, https://vnpthcm.vn/goi-cuoc-wifi-vnpt-hcm/, vnpthanoi.vn, https://vnpthcm.vn, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, định vị xe máy, https://shipthuocnhanh.vn/, https://kitudacbiet.co/, Gia hạn chữ ký số, simviettel.org, simmobifone.org, timsimdep.vn, khosodep.vn, https://dangky4gviettel.com.vn/, https://viettelnet.vn/chu-ky-so-viettel-ca/, https://viettelnet.vn/thiet-bi-dinh-vi-xe-o-to/, Chữ ký số VNPT, vnptgroup.vn, vnpthcm.vn, Lắp mạng vnpt, vnpthanoi.vn, định vị xe máy, định vị xe ô tô, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://vtvdanang.vn/, https://hutbephot686.com/, https://technetvietnam.net/, https://thongcongnghetcucre.com/, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/goi-cuoc-internet-vnpt/, https://vnpthcm.vn/khuyen-mai-dang-ky-internet-vnpt-tphcm/, https://sgate.vn/, https://viettel-hanoi.vn/, https://chukysoviettel-ca.com/, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, Đăng Ký 4G Viettel, https://viettelnet.vn/dang-ky-4g-viettel/, https://viettelnet.vn/dinh-vi-xe-may/, định vị ô tô, https://bankso.vn/, https://vnptgroup.vn/dang-ky-4g-vina-goi-cuoc-4g-vinaphone-gia-re/, https://viettelnet.vn/dich-vu-cloud-server-viettel/, Lap mang FPT, Viettel Đắk Lắk

 

chứng chỉ bất động sản, chứng nhận iso 22000

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready