Hội thảo khoa học về bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền của dân tộc thiểu số ở Trung Bộ và Tây Nguyên (10/04/2018, 13:50)

Sáng 10/4, Viện nghiên cứu Âm nhạc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học về bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền của dân tộc thiểu số ở Trung Bộ và Tây Nguyên chính sách và thực tiễn. Dự Hội thảo có PGS.TS Nguyễn Bình Định – Giảng viên cao cấp Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; nhạc sĩ, nhà nghiên cứu, giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật; Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo PGS.TS Nguyễn Bình Định – Giảng viên cao cấp Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cho biết : Hội thảo nằm trong kế hoạch thực hiện Đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về “ Những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” do Viện âm nhạc chủ trì thực hiện từ tháng 06/2017 đến tháng 11/2019.  Mục đích của Hội thảo này nhằm nhìn nhận, đánh giá tình hình bảo tồn các di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số vùng Trung Bộ và Tây Nguyên, khảo sát và tổng kết việc thực thi chính sách liên quan đến bảo tồn âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu sẽ có cơ sở khoa học để tham mưu điều chỉnh, hoàn thiện chính sách bảo tồn âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số nhằm phát huy, gìn giữ giá trị âm nhạc cổ truyền trước bối cảnh hội nhập.

PGS.TS Nguyễn Bình Định – Giảng viên cao cấp Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, trước sự thay đổi, biến động về nhiều mặt của đời sống xã hội, âm nhạc dân tộc Việt Nam và âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số đang bị thu hẹp dần về không gian, cơ hội trình diễn và đối tượng khán giả, điều kiện truyền thừa. Số lượng thanh niên dân tộc thiểu số biết hát dân ca, biết chơi nhạc cụ ngày càng giảm dần. Các nghệ nhân nắm vững kiến thức âm nhạc cổ truyền, truyền dạy nhạc cụ độc đáo chưa có chính sách đặc thù để cống hiến, phục vụ hữu hiệu hơn. Việc xây dựng chính sách, tổ chức hoạt động bảo tồn âm nhạc cổ truyền chưa đáp ứng đúng yêu cầu của đồng bào tại thôn, buôn.

Ông Lê Xuân Hoan – Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Gia Lai tham gia ý kiến tại Hội thảo

Đa số tham luận của đại biểu đưa ra tại Hội thảo đã đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm như : việc truyền dạy và bảo tồn di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phải được quan tâm đúng cách; xu hướng hòa nhập dàn Ching K’năh với phong cách biểu diễn hiện đại; điều chỉnh chế độ, chính sách đối với nghệ nhân ; và xây dựng môi trường diễn xướng mới để bảo tồn và phát huy nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên.

Nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm tham gia ý kiến tại Hội thảo

Hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ nhìn nhận thực tế về diện mạo âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và chọn lọc giải pháp thiết thực hơn nữa để tham mưu về công tác bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền dân tộc thiểu số đạt hiệu quả hơn trong thời gian đến.

Kim Bảo

Bình chọn
Xin ý kiến đánh giá về giao diện, nội dung, chất lượng cung cấp thông tin của Cổng thông tin điện tử tỉnh
Quảng Cáo
   

​​​  ,

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready