Những thành tích nổi bật của thể thao Đắk Lắk 40 năm xây dựng và phát triển (28/03/2016, 10:13)

Sau   ngày   giải   phóng   miền   Nam,   thống   nhất   đất   nước(30/4/1975). Cùng với việc ổn định an ninh chính trị, phát triểnsản xuất, xây dựng cuộc sống mới với bao bộn bề công việccủa vùng mới giải phóng. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ ChíMinh “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới,việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”, ngay từ những ngày đầu tiên ấy, công tác Thể dục thể thao (TDTT) cũng đãđược Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, xây dựngvới phương châm “khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Đại hội TDTT tỉnh Đắk Lắk lần thứ VII – năm 2014

Sau 3 tháng giải phóng Buôn Ma Thuột (10/3/1975), Tổng cụcTDTT đã điều động tăng cường cho Đắk Lắk 2 cán bộ nhằm xây dựngphong trào TDTT. Nội dụng hoạt động trong thời gian này tập trungvào việc xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán ở cơ sở, phát động phongtrào tập thể dục buổi sáng ở các công trường thanh niên, tổ chức thiđấu bóng đá giữa các địa phương đơn vị với nhau. Năm 1976 UBNDtỉnh đã quyết định thành lập Phòng TDTT tại Văn phòng UBND tỉnh đểtham mưu và chỉ đạo phong trào TDTT. Năm 1979 UBND tỉnh thànhlập Ty TDTT, tháng 11 năm 1991, sát nhập Sở TDTT và Sở Văn hóaThông tin thành Sở Văn hóa Thông tin – Thể thao. Tháng 10 năm1994, UBND tỉnh Đắk Lắk đã Quyết định thành lập lại Sở TDTT, tháng3 năm 2008 UBND tỉnh Quyết định sát nhập Sở Văn hóa – Thông tinvới Sở TDTT thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nhìn lại chặngđường 40 năm qua nhất là thời gian mới được thành lập trong điềukiện khó khăn thiếu thốn, với xuất phát điểm thấp so với nhiều tỉnhthành khác, cơ cấu bộ máy tổ chức thay đổi nhiều lần, nhưng có thểnói tập thể lãnh đạo cùng cán bộ, viên chức, huấn luyện viên, vậnđộng viên đã sát cánh cùng nhau xây dựng và vun đắp cho phong tràoTDTT của tỉnh ngày càng đi lên chuyển mình cùng thể thao nước nhà,mà trước hết thuộc về công sức và sự đóng góp không mệt mỏi củanhân dân các dân tộc trong tỉnh, những người vừa là chủ thể vừa làđối tượng phục vụ của TDTT cùng với sự chăm lo đầu tư của cấp ủyĐảng, chính quyền các cấp và các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội.

Giải bóng bàn toàn quốc báo nhân năm 2014

Kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, trong nhữngnăm qua, toàn ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cóthể tự hào với những kết quả đạt được và có nhiều bài học được rút ratừ thực tiễn. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đời sống văn hoá tinh thần ở khắp các địa phương đã được thổi vào một sứcsống mới với nhiều hoạt động Văn hoá, Thể thao được tổ chức với chấtlượng ngày càng cao, phục vụ nhân dân trong các dịp lễ lớn, các sựkiện trọng đại của đất nước.

Sự phối hợp giữa các hoạt động Văn hoá, Thể thao và Du lịch đãtạo nên chuỗi các sự kiện có sức hấp dẫn, sôi nổi và tạo dấu ấn đậmnét, thu hút được sự quan tâm của công chúng trong toàn tỉnh và cảnước như: Đã tổ chức thành công 5 lần lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, 3lần liên tiếp đăng cai tổ chức giải bóng chuyền nữ Quốc tế VTV - FerroliCúp, 1 lần đăng cai tổ chức giải bóng chuyền nữ các câu lạc bộ mạnhChâu Á và đăng cai tổ chức nhiều giải khu vực, toàn quốc, quốc tế. Tổchức thành công 7 lần Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) cấp tỉnh và rấtnhiều các hoạt động TDTT khác đã thu hút đông đảo mọi tầng lớpnhân dân tham gia đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, góp phầnnâng cao đời sống văn hoá tinh thần trong nhân dân thúc đẩy sự pháttriển kinh tế xã hội của tỉnh. Thông qua cuộc vận động “Toàn dân rènluyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại - Khoẻ để xây dựng và bảo vệtổ quốc”. TDTT quần chúng ngày càng được mở rộng, phát triển đãthu hút đông đảo đồng bào các dân tộc trong tỉnh tham gia. Số ngườiluyện tập TDTT thường xuyên toàn tỉnh đạt 26,51%, số gia đình luyệntập TDTT thường xuyên đạt 16,28% (năm 2015).

Hàng năm bình quân đăng cai tổ chức thành công 10 giải khuvực, toàn quốc và quốc tế, tổ chức từ 25 - 30 giải cấp tỉnh và phối hợpvới các Liên đoàn, hội thể thao, các Sở (ban, ngành) trong tỉnh tổ chứctrên 50 giải, hội thi thể thao; bình quân mỗi huyện, thị xã, thành phốtổ chức 7 - 10 giải và hàng trăm giải cấp cơ sở thu hút hàng ngàn lượtVĐV tham gia thi đấu. Qua 9 lần tham gia Hội thi thể thao các dân tộcthiểu số toàn quốc khu vực II, Đoàn Vận động viên Đắk Lắk đã để lạithành tích đầy ấn tượng, với kết quả 8 lần đứng thứ nhất toàn đoàn, 1lần xếp thứ ba toàn đoàn.

Thể thao thành tích cao, tuy cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện cócòn thiếu so với nhu cầu thực tế sử dụng, nhưng lực lượng VĐV đượcđầu tư bài bản, từ tuyển năng khiếu đến các đội trẻ và đội tuyển vớiphương châm đi trước đón đầu, năm 2014 đã hoàn thành xuất sắcmục tiêu đề ra tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII, giành vị trí thứnhất khu vực Tây Nguyên, xếp thứ 2/19 tỉnh miền núi, xếp thứ 33/65tỉnh, thành, ngành tham dự Đại hội với tổng số 21 huy chương (04HCV, 03 HCB, 14 HCĐ), có 42 VĐV được công nhận đẳng cấp (14 VĐVkiện tướng, 28 VĐV cấp I); Có 25 VĐV được triệu tập vào các đội trẻ vàđội tuyển quốc gia; gồm các môn: Boxing, Điền kinh, Bắn cung… gần2 đây tỉnh Đắk Lắk đã đóng góp cho đoàn thể thao Việt Nam 3 tấm huychương (02 HCV, 01HCB) tại SEA Games 28 – 2015 ở Singapore.

Giải việt dã tỉnh Đắk Lắk năm 2015

Công tác xã hội hoá TDTT luôn được chú trọng, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịchđã chủ động ký liên tịch về hoạt động TDTT cùng các ngành như: Công an, Quân đội,Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh,nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư xây dựng các thiết chế TDTT trị giá hàng tỷ đồngnhư: Sân quần vợt, sân bóng đá mini cỏ nhân tạo để phục vụ cho tập luyện và thi đấuTDTT trong tỉnh và tài trợ cho các giải thi đấu cấp tỉnh; cấp huyện, bình quân mỗi nămkinh phí tài trợ đối với cấp tỉnh 250 triệu đồng/năm, cấp huyện, thị xã 50 - 100 triệuđồng/năm. Đặc biệt công tác xã hội hoá TDTT đã nhận được sự quan tâm của các cấp uỷĐảng và chính quyền các cấp. Cơ chế, chính sách, khuyết khích đầu tư cho xã hội hoánói chung và xã hội hoá TDTT nói riêng ngày càng được quan tâm. Phải khẳng địnhrằng xã hội hoá hoạt động TDTT là một chủ trương đúng đắn phù hợp với điều kiện pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương.Những kết quả trên sẽ là động lực để ngành TDTT Đắk Lắk tiếptục phát huy tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, tận dụng mọi lợi thếvà tiềm năng của tỉnh, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, đưaphong trào TDTT tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trongnhững năm tới. 

HoàngTrung Kiên

Bình chọn
Xin ý kiến đánh giá về giao diện, nội dung, chất lượng cung cấp thông tin của Cổng thông tin điện tử tỉnh
Quảng Cáo
   

​​​  ,

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK LẮK

Giấy phép số 99/GP-TTĐT do Cục QL Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cấp ngày 14/05/2010

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh - 09 Lê Duẩn - Tp.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk. SĐT: 0262.859.9699 Email: banbientap@daklak.gov.vn hoặc congttdtdaklak@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin "http://daklak.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng TTĐT này

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready