Về việc đăng ký khai sinh cho con nuôi
(01/10/2014, 08:37)
Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của ông Cứ như sau:
Thông tin ông Hoàng Khắc Cứ cung cấp còn chưa rõ một số điểm sau: Thời điểm mẹ đẻ của đứa trẻ đồng ý cho con làm con nuôi? Có xác định được cha đẻ của đứa trẻ không? Hiện nay còn liên lạc được với mẹ đẻ của đứa trẻ không? Vì vậy, có 2 tình huống với 2 cách thực hiện việc nhận nuôi con nuôi và đăng ký việc sinh, cấp Giấy khai sinh cho đứa trẻ được nhận làm con nuôi như sau:
Tình huống thứ nhất
Nếu còn liên lạc được với mẹ đẻ của đứa trẻ, căn cứ quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì cha mẹ đẻ hoặc ông bà hoặc những người thân thích khác của đứa trẻ có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ tại UBND cấp xã nơi người mẹ cư trú. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai và giấy chứng sinh (theo mẫu quy định). Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống.
Điều 21 Luật Nuôi con nuôi quy định, việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
Theo đó, sau khi sinh ra đứa trẻ từ 15 ngày trở lên, nếu cha đẻ đứa trẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được, mẹ đứa trẻ đồng ý cho con làm con nuôi thì, căn cứ vào thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi quy định tại Điều 7, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi quy định tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi, người nhận con nuôi làm Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu TP/CN-2011/CN.02 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTP gửi UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi để đăng ký việc nuôi con nuôi.
Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi thì, UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của cha mẹ đẻ.
Căn cứ khoản 2, Điều 28 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, việc bổ sung, sửa đổi Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện như sau: Trong trường hợp giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi có sự thỏa thuận về việc thay đổi phần khai về cha, mẹ từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, thì UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho con nuôi đăng ký khai sinh lại theo những nội dung thay đổi đó. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”. Việc đăng ký khai sinh lại phải được ghi rõ trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh trước đây. Bản chính và bản san Giấy khai sinh của con nuôi được cấp theo nội dung mới. Giấy khai sinh cũ phải thu hồi.
Tình huống thứ hai
Trường hợp mẹ của đứa trẻ vừa sinh con chưa đủ 15 ngày, chưa làm thủ tục khai sinh cho con, mà đã giao con người khác là không thực hiện đúng quy định của Luật Nuôi con nuôi. Nay không liên lạc được với mẹ đẻ của đứa trẻ, không biết mẹ đẻ của đứa trẻ ở đâu, thì có thể coi đây là trường hợp trẻ bị bỏ rơi. Người chú của ông Cứ cần báo với UBND cấp xã hoặc Công an cấp xã để cơ quan này lập biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi.
Để nhận nuôi đứa trẻ, người chú của ông Cứ phải làm thủ tục nhận con nuôi. Căn cứ Điều 18 Luật Nuôi con nuôi, hồ sơ của đứa trẻ được nhận làm con nuôi gồm: Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; 2 ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng; Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi.
Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định việc khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi như sau: Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”.
Theo đó, sau khi được UBND cấp xã trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, chú ông Cứ cần thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy khai sinh cho đứa trẻ tại UBND cấp xã nơi chú ông Cứ cư trú theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP nêu trên.
Thông tin ông Hoàng Khắc Cứ cung cấp còn chưa rõ một số điểm sau: Thời điểm mẹ đẻ của đứa trẻ đồng ý cho con làm con nuôi? Có xác định được cha đẻ của đứa trẻ không? Hiện nay còn liên lạc được với mẹ đẻ của đứa trẻ không? Vì vậy, có 2 tình huống với 2 cách thực hiện việc nhận nuôi con nuôi và đăng ký việc sinh, cấp Giấy khai sinh cho đứa trẻ được nhận làm con nuôi như sau:
Tình huống thứ nhất
Nếu còn liên lạc được với mẹ đẻ của đứa trẻ, căn cứ quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì cha mẹ đẻ hoặc ông bà hoặc những người thân thích khác của đứa trẻ có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ tại UBND cấp xã nơi người mẹ cư trú. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai và giấy chứng sinh (theo mẫu quy định). Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống.
Điều 21 Luật Nuôi con nuôi quy định, việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
Theo đó, sau khi sinh ra đứa trẻ từ 15 ngày trở lên, nếu cha đẻ đứa trẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được, mẹ đứa trẻ đồng ý cho con làm con nuôi thì, căn cứ vào thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi quy định tại Điều 7, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi quy định tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi, người nhận con nuôi làm Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu TP/CN-2011/CN.02 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTP gửi UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi để đăng ký việc nuôi con nuôi.
Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi thì, UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của cha mẹ đẻ.
Căn cứ khoản 2, Điều 28 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, việc bổ sung, sửa đổi Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện như sau: Trong trường hợp giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi có sự thỏa thuận về việc thay đổi phần khai về cha, mẹ từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, thì UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho con nuôi đăng ký khai sinh lại theo những nội dung thay đổi đó. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”. Việc đăng ký khai sinh lại phải được ghi rõ trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh trước đây. Bản chính và bản san Giấy khai sinh của con nuôi được cấp theo nội dung mới. Giấy khai sinh cũ phải thu hồi.
Tình huống thứ hai
Trường hợp mẹ của đứa trẻ vừa sinh con chưa đủ 15 ngày, chưa làm thủ tục khai sinh cho con, mà đã giao con người khác là không thực hiện đúng quy định của Luật Nuôi con nuôi. Nay không liên lạc được với mẹ đẻ của đứa trẻ, không biết mẹ đẻ của đứa trẻ ở đâu, thì có thể coi đây là trường hợp trẻ bị bỏ rơi. Người chú của ông Cứ cần báo với UBND cấp xã hoặc Công an cấp xã để cơ quan này lập biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi.
Để nhận nuôi đứa trẻ, người chú của ông Cứ phải làm thủ tục nhận con nuôi. Căn cứ Điều 18 Luật Nuôi con nuôi, hồ sơ của đứa trẻ được nhận làm con nuôi gồm: Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; 2 ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng; Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi.
Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định việc khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi như sau: Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”.
Theo đó, sau khi được UBND cấp xã trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, chú ông Cứ cần thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy khai sinh cho đứa trẻ tại UBND cấp xã nơi chú ông Cứ cư trú theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP nêu trên.
Theo chinhphu.vn
Các tin khác
- Phiên giám sát chuyên đề Kỳ họp thứ Sáu, HĐND tỉnh khóa X (12/07/2023, 16:41)
- Trường hợp nào được xét chuyển chức danh nghề nghiệp? (12/07/2021, 16:34)
- Có được hưởng đồng thời phụ cấp thu hút và phụ cấp lâu năm? (08/07/2021, 10:36)
- Bác sĩ đa khoa có được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa? (07/07/2021, 09:09)
- Viên chức biệt phái được hưởng những quyền lợi gì? (05/07/2021, 16:28)
- Có thể chọn nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (29/06/2021, 14:46)
- Điều kiện hưởng lương hưu tối đa từ năm 2021 (24/06/2021, 14:51)
- Quy định kinh doanh phòng cháy, chữa cháy có bị chồng chéo? (24/06/2021, 14:50)
- Xếp lương với công chức đã có thời gian công tác đóng BHXH (22/06/2021, 14:37)
- Quy định về thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức (21/06/2021, 15:22)
- Người nước ngoài sang công tác, cần cách ly y tế bao nhiêu ngày? (18/06/2021, 14:42)